Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Bản Ghi DNS Là Gì? Các Loại Bản Ghi DNS Phổ Biến Hiện Nay

Bạn có bao giờ tò mò về cách mà máy tính của bạn có thể tìm thấy bất kỳ trang web nào trên Internet chỉ bằng một địa chỉ web đơn giản? Đó là nhờ vào hệ thống DNS và các bản ghi DNS. Bản ghi DNS là những bản ghi nhỏ chứa thông tin về các tên miền và địa chỉ IP tương ứng. Để hiểu rõ hơn về bản ghi DNS là gì và các loại bản ghi DNS phổ biến hiện nay, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly nhé.

bản ghi dns là gì

1. Bản ghi DNS là gì?

Bản ghi DNS là một phần thiết yếu của hệ thống tên miền trên Internet. Nó cung cấp thông tin lưu trữ trong các máy chủ DNS, cho biết các tên miền, địa chỉ IP liên kết với tên miền đó và cách xử lý các yêu cầu liên quan. Mỗi tên miền trên Internet đều cần một số bản ghi DNS cần thiết để người dùng có thể truy cập trang web khi nhập tên miền và thực hiện các chức năng khác.

2. Các loại bản ghi DNS phổ biến 

2.1. Bản ghi A

Bản ghi A (Address Record) là loại bản ghi DNS cơ bản và quan trọng nhất dùng để truy cập web. Nó giúp kết nối tên miền của website với một địa chỉ IP cụ thể. Cú pháp của bản ghi A như sau:

[Tên miền] IN A [địa chỉ IP của máy]

Hầu hết các website chỉ có một bản ghi A, nhưng một số trang web có thể có nhiều bản ghi A khác nhau. Điều này cho phép một tên miền trỏ đến nhiều địa chỉ IP khác nhau. Bản ghi A dùng để chuyển tên miền sang địa chỉ IPv4. Còn nếu sử dụng IPv6 thì bạn sử dụng bản ghi AAAA. Cấu trúc của bản ghi AAAA tương tự như bản ghi A.

2.2. Bản ghi CNAME 

Bản ghi CNAME (Canonical Name) là một loại bản ghi DNS cho phép bạn chỉ định một tên miền là bí danh cho một tên miền chính khác. Điều này có nghĩa là một tên miền chính có thể có nhiều bí danh CNAME. Cú pháp của bản ghi CNAME như sau:

[Tên bí danh] IN CNAME [tên miền chính]

Tên miền chính là tên miền đã được khai báo trong bản ghi A hoặc AAAA với địa chỉ IP của máy chủ. Tên bí danh là tên miền mà bạn muốn trỏ đến máy chủ (địa chỉ IP) đó. 

Bản ghi CNAME thường được sử dụng để ánh xạ một tên miền phụ hoặc tên miền khác đến tên miền chính có chứa bản ghi A hoặc AAAA. Điều này rất hữu ích khi website của bạn có nhiều tên miền phụ (subdomains). Mỗi tên miền phụ có thể trỏ đến tên miền gốc chứa các bản ghi A hoặc AAAA. Nếu địa chỉ IP của bạn thay đổi, bạn chỉ cần cập nhật bản ghi A hoặc AAAA của tên miền gốc, không cần thay đổi bản ghi CNAME của các tên miền phụ.

2.3. Bản ghi MX

Bản ghi MX (Mail Exchange) là một loại bản ghi DNS quan trọng giúp xác định máy chủ email mà email sẽ được gửi đến. Một tên miền có thể có nhiều bản ghi MX, điều này giúp đảm bảo rằng bạn vẫn nhận được email ngay cả khi một máy chủ email gặp sự cố.

Bản ghi MX cho phép gửi và nhận email qua giao thức SMTP. Nếu bạn không cấu hình bản ghi MX, bạn sẽ không thể nhận email gửi đến tên miền của bạn. 

2.4. Bản ghi TXT

Bản ghi TXT (Text Record) là một loại bản ghi DNS dùng để lưu trữ các thông tin dạng văn bản cho tên miền. Bạn có thể có nhiều bản ghi TXT cho một tên miền và sử dụng cho các mã SPF để giúp máy chủ email xác định xem thư đến có đến từ nguồn đáng tin cậy hay không. Bản ghi này cũng được dùng để xác thực máy chủ của tên miền, xác minh SSL và nhiều mục đích khác.

2.5. Bản ghi NS

Bản ghi NS (Name Server) là một loại bản ghi DNS giúp xác định máy chủ nào đang quản lý thông tin của một tên miền cụ thể. Nó chỉ rõ máy chủ DNS chịu trách nhiệm chính cho một tên miền hoặc subdomain cụ thể. Đồng thời cho biết máy chủ DNS nào lưu trữ các tập tin vùng (zone file) và các bản ghi DNS của tên miền đó. Nếu không có bản ghi NS cấu hình đúng, bạn sẽ không thể truy cập website. 

2.6. Bản ghi PTR

Bản ghi PTR (Pointer Record) là một loại bản ghi DNS giúp chuyển đổi từ địa chỉ IP sang tên miền, hoạt động ngược lại với bản ghi A. Nó chỉ rõ tên miền liên kết với một địa chỉ IP cụ thể. Đây là phần quan trọng trong quá trình tra cứu ngược DNS, nơi bạn bắt đầu với địa chỉ IP và tìm ra tên miền tương ứng. Các bản ghi PTR lưu trữ địa chỉ IPv4 với các phần tử được sắp xếp theo thứ tự đảo ngược, và đối với địa chỉ IPv6, các số thập lục phân cũng được sắp xếp theo thứ tự đảo ngược.

Bản ghi PTR thường được sử dụng như một công cụ bảo mật và chống spam. Khi bạn gửi email, máy chủ nhận email sẽ sử dụng bản ghi PTR để kiểm tra xem máy chủ gửi email có đúng với địa chỉ IP mà nó khai báo không. Điều này giúp xác thực danh tính của máy chủ gửi email.

các loại bản ghi dns phổ biến

3. Vai trò của bản ghi DNS là gì?

3.1. Kết nối Internet

Bản ghi DNS đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Internet, bằng cách chuyển đổi các tên miền dễ nhớ thành địa chỉ IP mà máy tính có thể hiểu và xử lý. Khi bạn nhập một tên miền vào trình duyệt, hệ thống DNS sẽ tìm kiếm bản ghi A hoặc AAAA tương ứng với tên miền đó. Quá trình này cho phép trình duyệt của bạn kết nối đến máy chủ web của trang bạn muốn truy cập. Từ đó đảm bảo rằng dữ liệu được gửi và nhận chính xác giữa các thiết bị trên mạng.

3.2. Truy cập website

Khi bạn muốn truy cập một website, bạn thường gõ tên miền vào thanh địa chỉ của trình duyệt, ví dụ như www.example.com. Bản ghi DNS sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm địa chỉ IP liên quan đến tên miền đó thông qua các bản ghi A hoặc AAAA. Khi DNS cung cấp địa chỉ IP chính xác, trình duyệt của bạn sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ web theo địa chỉ đó để tải trang. Nếu không có bản ghi DNS, bạn sẽ không thể truy cập các website qua tên miền vì máy tính chỉ hiểu và làm việc với địa chỉ IP.

3.3. Gửi email

Bản ghi MX là một loại bản ghi DNS đặc biệt dùng để xác định máy chủ email cho một tên miền. Khi bạn gửi email đến một địa chỉ như user@example.com, bản ghi MX của tên miền example.com sẽ cho biết máy chủ email nào sẽ nhận email đó. Không chỉ vậy, bản ghi MX còn cung cấp thông tin về máy chủ email và mức độ ưu tiên của các máy chủ. Điều này giúp đảm bảo rằng email của bạn được gửi đến đúng máy chủ và được xử lý hoặc chuyển tiếp một cách chính xác.

>>> Xem thêm: Domain Name là gì? Tìm hiểu về tên miền và DNS

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bản ghi DNS là gì và các loại bản ghi DNS phổ biến hiện nay. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ