Tốc độ tải trang web là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một website. Một trang web tải chậm không chỉ làm giảm trải nghiệm người dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng SEO trên các công cụ tìm kiếm. Vậy làm thế nào để cải thiện tốc độ tải trang hiệu quả? Bài viết dưới đây của CloudFly sẽ chia sẻ 7 cách tăng tốc độ tải trang web của bạn. Hãy cùng theo dõi ngay để mang lại trải nghiệm mượt mà và tối ưu hóa hiệu suất cho website nhé.
Theo Yahoo, 80% thời gian tải trang web là dành cho việc tải các thành phần như hình ảnh, tập lệnh, Flash, và stylesheets. Mỗi yêu cầu HTTP để tải các yếu tố này đều làm giảm tốc độ hiển thị của website. Để cải thiện hiệu suất, cách tốt nhất là đơn giản hóa thiết kế trang của bạn. Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể tham khảo để tăng tốc độ tải trang web:
Bằng cách giảm số lượng thành phần trên mỗi trang để giảm yêu cầu HTTP, bạn có thể cải thiện tốc độ và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Thời gian phản hồi chậm là một trong những nguyên nhân chính khiến trang web của bạn tải lâu. Nó là khoảng thời gian từ lúc trình duyệt gửi yêu cầu đến khi nhận được phản hồi từ máy chủ. Mục tiêu lý tưởng là thời gian phản hồi của máy chủ dưới 200ms. Nếu máy chủ phản hồi chậm, bạn có thể nâng cấp hosting. Vì hosting yếu thường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Yslow hoặc Google PageSpeed để đánh giá và cải thiện tốc độ tải trang web một cách hiệu quả.
Các trang web chứa nhiều nội dung và hiệu ứng thường có dung lượng lớn, khoảng 100KB trở lên. Điều này khiến cho việc tải trang trở nên chậm chạp. Để tăng tốc độ tải trang, giải pháp hiệu quả nhất là nén các tệp lại. Việc nén giúp giảm băng thông và rút ngắn thời gian phản hồi từ HTTP. Bạn có thể sử dụng Gzip - công cụ có khả năng giảm đáng kể kích thước tệp. Từ đó giúp tăng tốc độ tải trang web của bạn lên tới 70%.
Khi bạn truy cập một trang web, các thành phần trên trang sẽ được lưu trữ tạm thời trên ổ cứng của bạn, gọi là bộ nhớ cache. Nhờ có bộ nhớ đệm này, khi bạn ghé thăm lại trang, trình duyệt sẽ không cần tải lại toàn bộ các yêu cầu HTTP. Điều này giúp trang web hiển thị nhanh hơn.
Tuy nhiên, đôi khi bộ nhớ đệm cũng có thể khiến trang tải chậm hơn nếu không được quản lý tốt. Do đó, việc kích hoạt và quản lý hiệu quả bộ nhớ đệm sẽ giúp tăng tốc độ website đáng kể. Đặc biệt là từ lần truy cập thứ hai trở đi, khi trình duyệt chỉ cần tải xuống một số ít thành phần mới thay vì tải lại toàn bộ.
Khi tối ưu hình ảnh cho website để tăng tốc độ tải trang web, bạn cần chú ý đến ba yếu tố chính:
Hình ảnh quá lớn sẽ làm chậm tốc độ tải trang, vì vậy bạn nên giữ kích thước hình càng nhỏ càng tốt. Bạn có thể sử dụng các công cụ chỉnh sửa để:
Khi đã tối ưu đúng kích thước và định dạng, bạn cần đảm bảo mã SRC của hình ảnh chính xác. Tránh trường hợp mã hình ảnh rỗng như <img src="" />, vì điều này sẽ khiến trình duyệt yêu cầu tài nguyên không cần thiết từ máy chủ và có thể nhận được thông báo dữ liệu hình ảnh bị hỏng. Do đó, hãy chắc chắn bạn điền đầy đủ thuộc tính SRC với URL hợp lệ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các plugin như WP Smush.it. Nó sẽ giúp nén và tối ưu hình ảnh ngay trên website một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Việc sử dụng quá nhiều plugin sẽ làm chậm tốc độ website, gây ra các vấn đề bảo mật và sự cố khó xử lý. Để tăng tốc độ tải trang web, bạn nên thường xuyên kiểm tra và hủy kích hoạt hoặc xóa những plugin không cần thiết. Điều này không chỉ giúp trang web tải nhanh hơn mà còn giảm nguy cơ bảo mật.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử tắt từng plugin và đo lường hiệu suất trang web để xác định plugin nào gây ảnh hưởng xấu. Nếu cần thiết, bạn hãy tìm những giải pháp thay thế hoặc chọn plugin được tối ưu tốt hơn để đảm bảo tốc độ tải trang luôn mượt mà.
Chuyển hướng trên website có thể làm chậm tốc độ tải trang vì nó tạo thêm các yêu cầu HTTP. Do đó, bạn nên giữ số lượng chuyển hướng ở mức tối thiểu.
Đối với các website tương thích với mobile, bạn cần sử dụng chuyển hướng HTTP để người dùng di động được đưa thẳng tới phiên bản mobile của bạn, mà không cần qua bất kỳ trang trung gian nào. Một cách khác là bạn có thể thêm thẻ <link rel="alternate"> vào các trang desktop để chỉ định URL phiên bản di động. Nhờ đó giúp Googlebot dễ dàng đọc và hiểu cấu trúc trang web mobile của bạn.
Ngoài ra, bạn hãy hạn chế các chuyển hướng không cần thiết và tránh tạo liên kết đến trang chuyển hướng. Điều này nhằm giảm thiểu thời gian truy cập cho người dùng.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 7 cách tăng tốc độ tải trang web hiệu quả. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: