Danh mục

Tìm kiếm
/

Danh mục

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

So Sánh Sự Khác Nhau Giữa PowerShell Và CMD

Ngày đăng: 23 tháng 10 năm 2024

Khi nói đến việc tương tác với hệ điều hành Windows qua dòng lệnh, hai công cụ phổ biến nhất chính là PowerShell và Command Prompt (CMD). Dù cả hai đều cho phép người dùng thực hiện các tác vụ thông qua lệnh văn bản, nhưng chúng lại có những điểm khác biệt đáng kể. Trong bài viết này, CloudFly sẽ so sánh chi tiết sự khác nhau giữa PowerShell và CMD. Hãy theo dõi để lựa chọn công cụ phù hợp nhất cho nhu cầu của mình nhé.

so sánh sự khác nhau giữa powershell và cmd

1. PowerShell và CMD là gì?

1.1. CMD là gì?

CMD, hay còn gọi là Command Prompt, là một ứng dụng dòng lệnh trong hệ điều hành Windows. Với CMD, bạn có thể thực hiện các lệnh bằng cách nhập trực tiếp trên giao diện văn bản, thay vì phải sử dụng giao diện đồ họa. Điều này giúp bạn có thể tương tác trực tiếp với hệ thống. Đồng thời cho phép quản lý tệp tin, cấu hình mạng, và chạy các chương trình một cách hiệu quả.

Khi sử dụng Command Prompt, bạn sẽ nhập các lệnh theo cú pháp cụ thể. Những lệnh này thường được gọi là "command line" hoặc "batch" commands. CMD sử dụng ngôn ngữ lệnh cơ bản, vì vậy nó không có nhiều tính năng phức tạp như các ứng dụng khác, và giao diện người dùng cũng khá hạn chế. Tuy nhiên, đây vẫn là một công cụ mạnh mẽ cho những ai muốn có quyền kiểm soát cao hơn đối với máy tính của mình.

1.2. PowerShell là gì?

PowerShell, hay còn gọi là Windows PowerShell, là một môi trường dòng lệnh mạnh mẽ và linh hoạt do Microsoft phát triển. Không chỉ đơn thuần là một công cụ dòng lệnh, PowerShell còn là một ngôn ngữ kịch bản lập trình. Nó cho phép người dùng thao tác và quản lý hệ thống một cách hiệu quả hơn.

Với PowerShell, bạn có thể làm việc với nhiều loại đối tượng khác nhau. Đồng thời sử dụng pipeline để nối các lệnh, cũng như thực hiện những tác vụ phức tạp mà Command Prompt không thể làm được. Công cụ này giúp quản lý cấu hình và tự động hóa các nhiệm vụ trên hệ điều hành Windows cùng với các sản phẩm của Microsoft. Bên cạnh đó, giao diện tương tác của PowerShell còn cho phép bạn nhập lệnh và viết kịch bản (scripts). Cũng như tự động hóa quy trình quản lý hệ thống một cách dễ dàng.

2. So sánh sự khác nhau giữa PowerShell với CMD

2.1. Lệnh

Một trong những khác biệt đáng chú ý nhất giữa PowerShell và Command Prompt (cmd) chính là cách mà chúng sử dụng tập lệnh. PowerShell cung cấp một bộ lệnh phong phú, được gọi là cmdlets, cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ hơn. Hơn nữa, PowerShell có một phạm vi bộ lệnh rộng lớn hơn nhiều so với cmd, giúp mở rộng khả năng hoạt động của nó.

Để kiểm tra danh sách các lệnh có sẵn trong PowerShell, bạn có thể sử dụng lệnh sau:

Get-Command

so sánh sự khác nhau giữa powershell và cmd 1

Trong khi đó, để xem các chức năng có sẵn trong cmd, bạn chỉ cần gõ lệnh sau:

help

so sánh sự khác nhau giữa powershell và cmd 2

Kết quả trả về sẽ cho bạn danh sách các lệnh khả dụng.

2.2. Khả năng mở rộng và tích hợp

  • PowerShell: Hỗ trợ tích hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình như C#. Đồng thời cho phép sử dụng các thư viện .NET và tương tác với các API cùng dịch vụ khác.
  • Command Prompt: Thường không có khả năng tích hợp và mở rộng linh hoạt như PowerShell.

2.3. Cú pháp và ngôn ngữ

  • PowerShell: Sử dụng cú pháp phức tạp hơn, cho phép bạn dễ dàng xử lý các đối tượng, chuỗi và biểu đồ.
  • Command Prompt: Sử dụng cú pháp đơn giản hơn, chủ yếu là các lệnh dòng lệnh cơ bản.

2.4. Tích hợp với hệ thống Windows

  • PowerShell: Cho phép quản lý hệ thống, dịch vụ, Active Directory, tạo tập tin script và thực hiện các tác vụ quản trị phức tạp.
  • Command Prompt: Được dùng cho các tác vụ cơ bản như quản lý tập tin và thư mục.

2.5. Tích hợp với dữ liệu và chuỗi lệnh

  • PowerShell: Hỗ trợ pipelining, giúp bạn dễ dàng kết hợp nhiều lệnh lại với nhau để xử lý dữ liệu.
  • Command Prompt: Cũng hỗ trợ pipelining nhưng có hạn chế hơn so với PowerShell.

2.6. Tích hợp giao diện đồ họa

  • PowerShell: Có khả năng tạo giao diện đồ họa và ứng dụng quản lý hệ thống thông qua Windows Presentation Foundation (WPF).
  • Command Prompt: Thường không có khả năng tạo giao diện đồ họa.

2.7. Sử dụng trong tự động hóa và quản lý

  • PowerShell: Thường được sử dụng để tự động hóa các tác vụ quản lý hệ thống. Cũng như tạo ra các kịch bản thực hiện nhiều công việc khác nhau.
  • Command Prompt: Thường được dùng cho các tác vụ đơn giản hơn và không phổ biến trong tự động hóa các tác vụ phức tạp.

so sánh sự khác nhau giữa powershell và cmd 3

>>> Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa Powershell và CMD. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ