Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Serverless Là Gì? Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Serverless

Serverless, hay còn được gọi là kiến trúc không máy chủ, đang dần trở thành một xu hướng trong lĩnh vực công nghệ đám mây. Với Serverless, các nhà phát triển không còn phải lo lắng về việc quản lý cơ sở hạ tầng. Từ đó, họ có thể tập trung hoàn toàn vào việc phát triển ứng dụng. Trong bài viết này, CloudFly sẽ khám phá chi tiết về Serverless là gì, cũng như ưu và nhược điểm của nó. Bạn hãy theo dõi để hiểu rõ thêm về mô hình này nhé.

serverless là gì

1. Serverless là gì?

Serverless là một mô hình dựa trên nền tảng đám mây, cho phép doanh nghiệp chạy ứng dụng mà không cần phải quản lý máy chủ hoặc hệ điều hành. Thay vào đó, nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ chịu trách nhiệm phân bổ tài nguyên và quản lý máy chủ cho doanh nghiệp. 

Điểm độc đáo của Serverless chính là người dùng chỉ cần trả tiền cho những gì họ thực sự sử dụng. Ví dụ, với VPS truyền thống, doanh nghiệp phải trả phí cố định hàng tháng cho tài nguyên, ngay cả khi không sử dụng hết. Nhưng với Serverless, doanh nghiệp chỉ trả chi phí dựa trên số lượng yêu cầu và thời gian xử lý ứng dụng. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí, giống như gói cước điện thoại trả theo từng giây gọi.

2. Ưu và nhược điểm của Serverless là gì?

2.1. Ưu điểm

Serverless có nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm chi phí: Với mô hình Serverless, bạn chỉ trả tiền cho khối lượng công việc thực tế mà ứng dụng thực hiện, không phải trả phí cho tài nguyên dư thừa.
  • Mở rộng linh hoạt: Serverless cho phép ứng dụng của bạn tự động mở rộng hoặc thu nhỏ tài nguyên tùy theo nhu cầu, đảm bảo hiệu suất tối ưu mà không lãng phí tài nguyên.
  • Quản lý cơ sở hạ tầng đơn giản: Việc quản lý cơ sở hạ tầng máy chủ đã được nhà cung cấp dịch vụ đám mây đảm nhiệm. Nhờ đó, bạn không cần phải bận tâm về phần cứng hay phần mềm.
  • Tự động co giãn: Khi ứng dụng gặp lưu lượng truy cập cao, hệ thống Serverless sẽ tự động điều chỉnh tài nguyên để đáp ứng nhu cầu. Điều này giúp bạn tiết kiệm được nhiều công sức quản lý.
  • Thay đổi quy mô dễ dàng: Ứng dụng của bạn có thể thay đổi quy mô một cách linh hoạt. Đồng thời tự động điều chỉnh dung lượng như bộ nhớ và thông lượng mà không cần can thiệp thủ công.
  • Độ sẵn sàng cao: Serverless đảm bảo ứng dụng luôn sẵn sàng với khả năng tích hợp sẵn và độ bền cao. Bạn có thể dễ dàng chọn trung tâm dữ liệu để triển khai mà không cần lo lắng về cấu trúc phức tạp.

ưu điểm của serverless là gì

2.2. Nhược điểm 

Tuy nhiên, Serverless vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý:

  • Giới hạn thời gian chạy hàm: Serverless có giới hạn về thời gian chạy hàm và tài nguyên. Do đó, các ứng dụng cần thời gian thực thi dài hoặc liên tục có thể bị ảnh hưởng.
  • Phức tạp trong quản lý tài nguyên: Dù Serverless giúp giảm bớt áp lực quản lý hạ tầng, nhưng với các ứng dụng lớn, việc theo dõi tài nguyên lại trở nên phức tạp.
  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Khi muốn tối ưu hóa hiệu suất hoặc lựa chọn phần mềm hay nền tảng, bạn có thể gặp khó khăn do máy chủ và tài nguyên đều do nhà cung cấp quản lý.
  • Kiểm tra và gỡ lỗi khó khăn: Việc gỡ lỗi và kiểm tra trên Serverless thường khó khăn hơn so với cơ sở hạ tầng máy chủ truyền thống. Bởi vì khi không có nguồn tài nguyên cố định, quá trình này sẽ trở nên phức tạp hơn.
  • Chi phí ngầm: Một số nhà cung cấp có thể tính phí cho các dịch vụ như lưu trữ mã nguồn, băng thông hoặc lưu trữ dữ liệu. Nếu không kiểm soát tốt, các chi phí ngầm này có thể còn cao hơn cả phí Serverless.
  • Yêu cầu kỹ năng và kiến thức: Việc vận hành Serverless đòi hỏi bạn phải có kiến thức về quản lý tài nguyên. Chẳng hạn như cách sử dụng IAM policies và CloudFormation, hoặc thiết lập các thông số về bộ nhớ, khu vực cho ứng dụng,...

3. Khi nào nên sử dụng Serverless?

Serverless có thể được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, bạn có thể tham khảo một số trường hợp dưới đây:

3.1. Website và APIs

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng website hoặc API dựa trên Serverless. Website có thể là động hoặc bán tĩnh (nghĩa là file tĩnh nhưng sử dụng route động). Phổ biến nhất, người ta thường xây dựng Restful API với Serverless. Tuy nhiên, nếu muốn tối ưu băng thông, bạn cũng có thể chọn GraphQL thay vì Restful API. Bởi GraphQL chỉ trả về dữ liệu cần thiết, giúp bạn tiết kiệm chi phí băng thông.

3.2. Xử lý file đa phương tiện

Đối với các file hình ảnh hoặc video không yêu cầu xử lý phức tạp như cắt, nén, đổi định dạng kích thước, tạo thumbnail, hoặc chuyển đổi mã video, Serverless là lựa chọn phù hợp.

3.3. Xử lý sự kiện

Serverless hoạt động như một công tắc tự động kích hoạt khi có sự kiện từ phía khách hàng. Ví dụ, khi một hành động diễn ra, Serverless sẽ xử lý hàng loạt tác vụ liên quan.

3.4. Xử lý dữ liệu

Serverless cũng phù hợp với các ứng dụng như chatbot hoặc IoT, nơi dữ liệu không đến liên tục. Mô hình này sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên bằng cách chỉ kích hoạt khi cần xử lý dữ liệu, giảm thiểu lãng phí thời gian chờ.

khi nào nên sử dụng serverless

>>> Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Serverless là gì và ưu nhược điểm của mô hình này. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ