Bạn muốn trải nghiệm môi trường Linux mà không cần phải cài đặt lại hệ điều hành? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly! Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và sử dụng Ubuntu trên Windows 10. Theo dõi ngay để tận dụng tối đa các công cụ và ứng dụng mạnh mẽ của Linux nhé.
Việc sử dụng Ubuntu trên Windows 10 cho phép người dùng tận hưởng các ứng dụng Linux yêu thích ngay trên hệ điều hành Windows. Điều này rất hữu ích cho những ai quen thuộc và yêu thích các ứng dụng mạnh mẽ của Linux như Git, Vim, Emacs, tmux, và nhiều công cụ dòng lệnh khác. Với Windows Subsystem for Linux (WSL), bạn có thể chạy các ứng dụng một cách mượt mà mà không cần phải chuyển đổi hoàn toàn sang hệ điều hành Linux.
Ubuntu cung cấp một môi trường phát triển thuận lợi và đa dạng cho lập trình viên. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến như Python, Java, Ruby, cùng các công cụ quản lý phiên bản như Git. Điều này tạo ra một môi trường phát triển toàn diện, cho phép lập trình viên dễ dàng thử nghiệm, xây dựng và triển khai các ứng dụng một cách hiệu quả.
Lợi ích khác khi sử dụng Ubuntu trên Windows 10 là nó mang đến một hệ điều hành bổ sung với tính năng linh hoạt và tùy biến cao. Người dùng có thể tùy chỉnh giao diện, cài đặt các gói phần mềm theo nhu cầu cá nhân, và tối ưu hóa hệ thống theo ý thích. Khả năng sử dụng các script tự động, cron jobs, và các công cụ quản lý hệ thống khác trên Ubuntu giúp tự động hóa nhiều tác vụ, tăng cường hiệu suất làm việc, và quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Một trong những lợi ích lớn của việc sử dụng Ubuntu trên Windows 10 là tương thích tốt với nhiều công cụ và phần mềm Linux. Bạn có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng các công cụ phát triển, thư viện mã nguồn mở, và ứng dụng đặc thù của Linux mà không gặp vấn đề về tương thích. Điều này rất quan trọng cho những ai làm việc trong môi trường đa hệ điều hành hoặc cần sử dụng các phần mềm chuyên biệt chỉ có trên Linux. Sự kết hợp giữa Windows 10 và Ubuntu tạo ra một môi trường làm việc phong phú, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng.
Để bật WSL (Windows Subsystem for Linux), bạn cần mở PowerShell với quyền quản trị.
Bước 1: Bạn nhấn vào nút Start, gõ PowerShell.
Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấn chuột phải vào Windows PowerShell và chọn Run as administrator.
Bước 3: Trong PowerShell, bạn nhập lệnh wsl --install và nhấn Enter.
Lệnh này sẽ tự động bật tính năng WSL và cài đặt các thành phần cần thiết.
Bước 4: Sau khi quá trình hoàn tất, bạn khởi động lại máy tính để các thay đổi có hiệu lực.
Bước 5: Bạn mở Microsoft Store từ menu Start.
Bước 6: Sau đó, bạn tìm Ubuntu, rồi chọn phiên bản Ubuntu mà bạn muốn cài đặt từ các kết quả tìm kiếm và nhấn nút Install.
Quá trình cài đặt sẽ bắt đầu và có thể mất một vài phút tùy thuộc vào tốc độ kết nối internet của bạn.
Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn có thể mở Ubuntu từ menu Start. Lần đầu tiên khởi chạy, hệ thống sẽ yêu cầu bạn cấu hình một vài thiết lập cơ bản.
Khi lần đầu tiên khởi chạy Ubuntu, bạn sẽ được yêu cầu tạo một tài khoản người dùng và mật khẩu. Hãy nhập tên người dùng và mật khẩu mà bạn mong muốn, sau đó xác nhận thông tin này.
Để đảm bảo hệ thống của bạn được cập nhật, bạn nên chạy lệnh sudo apt update và sudo apt upgrade ngay sau khi thiết lập tài khoản. Lệnh này sẽ cập nhật danh sách các gói và cài đặt các bản cập nhật mới nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể cài đặt bất kỳ phần mềm nào cần thiết bằng cách sử dụng lệnh sudo apt install [tên phần mềm]. Ví dụ, để cài đặt Git, bạn có thể chạy lệnh sudo apt install git.
Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào trang web chính thức của VirtualBox hoặc VMware và tải xuống phiên bản phù hợp với hệ điều hành của bạn.
Bước 2: Bạn mở file cài đặt vừa tải về và làm theo hướng dẫn để cài đặt phần mềm trên máy tính của bạn. Quá trình cài đặt thường đơn giản và không mất nhiều thời gian.
Bước 3: Tiếp theo, bạn mở VirtualBox hoặc VMware.
Bước 4: Bạn chọn tùy chọn New hoặc Create New Virtual Machine để bắt đầu tạo máy ảo mới.
Bước 5: Sau đó, bạn nhập tên cho máy ảo, chọn hệ điều hành (Ubuntu) và phiên bản (32-bit hoặc 64-bit) phù hợp.
>>> Xem thêm: Cách Tạo Máy Ảo Win 10 Trên VMWare Workstation Đơn Giản
Bước 1: Đầu tiên, bạn mở trình duyệt và truy cập trang chủ của Ubuntu (ubuntu.com). Và chọn phiên bản Ubuntu mà bạn muốn cài đặt và tải file ISO tương ứng về máy tính của bạn.
Bước 2: Trong phần mềm máy ảo, bạn chọn máy ảo mới tạo và vào phần Settings hoặc Configuration.
Bước 3: Tại đây, bạn có thể cấu hình tài nguyên phần cứng cho máy ảo như RAM, CPU, dung lượng ổ cứng.
Bước 4: Trong phần cấu hình, bạn tìm tùy chọn để gắn file ISO vào ổ đĩa ảo của máy ảo. Rồi chọn file ISO của Ubuntu mà bạn đã tải về trước đó.
Bước 5: Sau đó, bạn bắt đầu chạy máy ảo bằng cách chọn Start hoặc Power On. Máy ảo sẽ khởi động từ file ISO của Ubuntu.
Bước 6: Bạn tiếp tục làm theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt Ubuntu trên máy ảo. Quá trình này tương tự như cài đặt Ubuntu trên một máy tính vật lý, bao gồm chọn ngôn ngữ, múi giờ, tạo tài khoản người dùng, v.v.
Bước 1: Sau khi cài đặt Ubuntu, bạn có thể điều chỉnh độ phân giải màn hình và các thiết lập liên quan để phù hợp với máy ảo và màn hình của bạn.
Bước 2: Trong phần mềm máy ảo, bạn cấu hình để máy ảo nhận diện các thiết bị ngoại vi như USB, máy in, chuột, bàn phím.
Bước 3: Bạn chọn tùy chọn để chia sẻ thư mục giữa máy ảo và hệ điều hành chính. Điều này cho phép bạn dễ dàng chuyển đổi file và dữ liệu giữa hai hệ điều hành.
Bước 4: Sau khi cấu hình, bạn có thể truy cập các thư mục chia sẻ này từ bên trong Ubuntu trên máy ảo. Thông thường, các thư mục chia sẻ sẽ xuất hiện trong mục Network hoặc Shared Folders trên Ubuntu.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hướng dẫn cài đặt và sử dụng Ubuntu trên Windows 10. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: