Danh mục

Tìm kiếm
/

Danh mục

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

DNS Server Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của DNS Server

Ngày đăng: 2 tháng 8 năm 2024

DNS Server là một thành phần quan trọng trong hệ thống mạng toàn cầu, giúp chuyển đổi các tên miền dễ nhớ thành các địa chỉ IP mà máy tính có thể hiểu được. Trong bài viết này, CloudFly sẽ giúp bạn khám phá khái niệm DNS Server là gì và nguyên lý hoạt động của nó. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hệ thống này và tại sao chúng lại quan trọng đối với mọi người dùng Internet.

dns server là gì

1. DNS Server là gì ?

DNS Server, hay còn gọi là Domain Name System, là một hệ thống phân giải tên miền thành địa chỉ IP tương ứng. Ví dụ, khi bạn nhập "Google.com" vào trình duyệt, DNS sẽ dịch tên miền này thành địa chỉ IP mà máy tính có thể hiểu được.

Hệ thống DNS duy trì một cơ sở dữ liệu về tên miền và địa chỉ IP. Nó giúp biên dịch các tên miền thành các dãy số mà máy tính có thể hiểu, hỗ trợ việc kết nối và định vị các thiết bị mạng trên Internet. Điều này cho phép người dùng dễ dàng truy cập thông tin bằng cách sử dụng tên miền thay vì phải nhớ các địa chỉ IP phức tạp.

>>> Xem thêm: Tất tần tật về Domain Name System

2. Nguyên lý hoạt động của DNS Server là gì?

Bạn có thể coi DNS Server như một cuốn danh bạ điện thoại, giúp tìm kiếm và dịch tên miền thành địa chỉ IP.

Ví dụ, khi bạn gõ “www.google.com” vào trình duyệt, DNS Server sẽ lấy địa chỉ IP của máy chủ Google là “74.125.236.37”. Sau đó, trang chủ Google sẽ được tải lên trình duyệt của bạn. Đây chính là quá trình phân giải DNS.

Hệ thống phân giải tên miền có trách nhiệm gắn tên miền và thiết lập đường đi tới các địa chỉ IP. Nó chỉ định máy chủ có quyền đối với tên miền, và mỗi máy chủ có trách nhiệm với tên miền đã đăng ký trên DNS. Máy chủ này cũng có thể chỉ định các máy chủ khác của một tổ chức độc quyền cho các tên miền phụ.

Bên cạnh đó, DNS Server cũng lưu trữ thông tin khác như danh sách các server email chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet, và cung cấp dịch vụ đổi hướng. Hệ thống phân giải DNS là một thành phần thiết yếu của Internet.

Đầu tiên, DNS Server sẽ tìm thông tin phân giải trong file hosts – một file text trong hệ điều hành, chịu trách nhiệm chuyển hostname thành IP. Nếu không thấy thông tin, nó sẽ tìm trong cache – bộ nhớ tạm của phần cứng hay phần mềm. Thông tin này thường được lưu trong cache của trình duyệt và bộ nhớ tạm của ISP (Internet Service Providers). Nếu không nhận được thông tin, bạn sẽ thấy lỗi hiện lên.

3. Chức năng của DNS Server là gì?

DNS Server chịu trách nhiệm gán tên miền và ánh xạ những tên miền đó tới địa chỉ IP bằng cách định rõ các máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Các máy chủ này chịu trách nhiệm quản lý tên miền riêng và có thể chỉ định máy chủ khác cho các tên miền phụ. Để truy cập vào một website, trình duyệt của bạn cần biết địa chỉ IP của trang đó. Trình duyệt sẽ cung cấp địa chỉ IP cho router, router sẽ xác định đường đi tới mạng khác và gửi các gói dữ liệu tới đích. Mỗi website có một địa chỉ IP riêng, nhưng bạn chỉ cần nhớ tên miền thay vì dãy số đó.

Ngoài ra, mỗi DNS Server còn có chức năng ghi nhớ những tên miền đã phân giải, giúp truy cập nhanh chóng hơn trong các lần sau. Điều này giúp bạn có thể sử dụng nhiều dịch vụ mạng như tìm kiếm thông tin, xem phim, chơi game một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

chức năng của dns server là gì

4. Lý do nên sử dụng DNS Server là gì?

  • Tốc độ Internet phụ thuộc vào khoảng cách giữa vị trí của bạn và máy chủ DNS. Vì vậy, việc thay đổi máy chủ DNS có thể cải thiện tốc độ kết nối.
  • Việc sử dụng các máy chủ DNS công cộng giúp cải thiện tính ổn định của kết nối Internet.
  • Nếu máy chủ DNS đang dùng không đáng tin cậy, bạn hãy thử sử dụng máy chủ DNS thay thế hoặc các máy chủ DNS công cộng miễn phí để tăng tính ổn định.
  • Đối với các máy tính sử dụng hệ điều hành cũ không được cập nhật bảo mật thường xuyên, việc sử dụng máy chủ DNS có thể giúp bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng.
  • Bạn cũng có thể truy cập các trang web bị chặn do giới hạn địa lý nhờ sử dụng DNS Server.

5. Cách bảo vệ DNS Server khỏi các phần mềm độc hại

Để bảo vệ DNS Server khỏi phần mềm độc hại, việc chạy các chương trình diệt virus thường xuyên là rất quan trọng. Nếu DNS Server không được bảo mật kỹ, kẻ xấu có thể tấn công và thay đổi DNS Server của bạn. Đây là điều mà không ai mong muốn. 

Khi một phần mềm độc hại thay đổi thiết lập DNS Server của bạn, các URL bạn nhập vào sẽ dẫn bạn đến những trang web khác thay vì trang web bạn muốn truy cập. Để tránh những vấn đề này, bạn hãy cài đặt phần mềm diệt virus và các công cụ bảo vệ khác. Nếu trang web bị đổi DNS Server và liên kết tới các trang web xấu, trình duyệt của bạn sẽ hiển thị thông báo “invalid certificate”.

6. Phân loại của DNS Server

6.1. Root Name Server 

Root Name Server là máy chủ tên miền chứa thông tin cần thiết để tìm kiếm các máy chủ tên miền lưu trữ (authority) cho các tên miền cấp cao nhất (top-level-domain). Máy chủ ROOT có khả năng trả lời các truy vấn để tìm ít nhất địa chỉ của máy chủ tên miền trong lớp miền cấp cao nhất chứa tên miền cần tìm kiếm.

Máy chủ tên miền cấp cao nhất có thể cung cấp thông tin về địa chỉ của máy chủ cấp quyền cho miền cấp hai chứa tên miền mong muốn. Quá trình tìm kiếm này sẽ lặp lại cho đến khi xác định được cơ quan quản lý máy chủ tên miền cho tên miền đó. Bạn có thể sử dụng cơ chế này để tìm kiếm bất kỳ tên miền nào trong không gian tên miền.

Lưu ý quan trọng là quá trình tìm kiếm tên miền luôn bắt đầu bằng các truy vấn gửi đến máy chủ ROOT. Nếu máy chủ tên miền ở cấp ROOT không hoạt động, việc tìm kiếm sẽ không thể thực hiện.

6.2. Local Name Server

Local Name Server là máy chủ chứa thông tin dùng để tìm các máy chủ tên miền lưu trữ các tên miền cấp thấp hơn. Thông thường, các doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sẽ duy trì máy chủ này.

phân loại của dns server

>>> Xem thêm: Domain Name là gì? Tìm hiểu về tên miền và DNS

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về DNS Server là gì và nguyên lý hoạt động của DNS Server. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ