Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Tìm Hiểu Về WordPress - Cấu Trúc Trang Quản Trị

WordPress là một hệ thống quản lý nội dung phổ biến nhất trên thế giới. Nó không chỉ nổi tiếng với khả năng xây dựng các trang web linh hoạt, mà còn có giao diện quản trị trực quan, dễ sử dụng. Trong bài viết này, CloudFly sẽ giúp bạn tìm hiểu về WordPress và hiểu rõ hơn cấu trúc trang quản trị của nó.

tìm hiểu về wordpress cấu trúc trang quản trị

1. Tìm hiểu về WordPress

Để tìm hiểu về WordPress, đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm WordPress là gì?

WordPress là một hệ thống mã nguồn mở dùng để phát triển và quản lý blog cũng như website. Nó được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL. Với tính linh hoạt và dễ sử dụng, WordPress đã trở thành một trong những hệ thống quản lý nội dung (CMS) miễn phí và phổ biến nhất trên thế giới.

Nhờ WordPress, bạn có thể tạo ra các loại trang web từ blog cá nhân cho đến trang web điện tử, trang web kinh doanh,... Hệ thống này được thiết kế để cung cấp tính linh hoạt cao và khả năng tùy chỉnh. Cho phép bạn tạo nên một website độc đáo và phù hợp với nhu cầu sử dụng của riêng bạn.

2. Cấu trúc trang quản trị của WordPress

Khi tìm hiểu về WordPress và sử dụng, bạn sẽ thấy cấu trúc trang quản trị như sau:

  • Dashboard: Tổng quan về quản trị WordPress, bao gồm thông tin tóm tắt về website WordPress, viết blog nhanh, một số bình luận mới nhất, bài từ WordPress.org blog, plugin mới và phổ biến nhất, và link đến website của bạn.
  • Updates: Trang hiển thị tất cả các theme, plugin, và nền tảng WordPress khi có phiên bản mới.
  • Posts: Trang quản lý bài viết, tag và danh mục (category).

           - All posts: Quản lý tất cả các bài viết.
           - Add new: Đăng bài viết mới.
           - Categories: Quản lý tất cả các danh mục.
           - Tags: Quản lý tất cả các Post Tag.

  • Media: Trang quản lý tất cả các tập tin đa phương tiện như hình ảnh, video, tập tin văn bản,… được tải lên web. Bạn có thể thêm hoặc xoá bất kỳ tập tin nào tại trang này.
  • Pages: Trang quản lý những trang tĩnh (page). Điểm khác biệt giữa trang tĩnh (Page) và bài viết (Posts) là trang tĩnh có thể được thêm vào thanh điều hướng (menu) còn bài viết thì không.
  • Comments: Trang quản lý các ý kiến bình luận trên website của bạn. Bạn có thể xóa hoặc cấm bất kỳ người nào sử dụng chức năng này trên trang web của bạn.
  • Feedback: Trang quản lý các phản hồi, liên hệ của khách hàng gửi cho bạn.
  • Appearance: Trang quản lý giao diện web. Bạn có thể cài đặt và sử dụng những Theme WordPress khác nhau, cũng như chỉnh sửa CSS theo ý của bạn. 
  • Plugins: Trang quản lý các Plugin bổ sung tính năng cho website của bạn. Bạn có thể cài đặt hoặc gỡ bỏ bất kỳ Plugin nào tại trang này.
  • Users: Trang quản lý người dùng đã đăng ký sử dụng tại website của bạn. Bạn có thể thêm, xóa hoặc phân quyền cho bất kỳ người dùng nào tại trang này.
  • Tools: Trang quản lý xuất/nhập dữ liệu. Bạn có thể xuất ra file để làm bản sao lưu cho website, đề phòng trường hợp website của bạn bị hack, bị mất dữ liệu trong tương lai. Sau đó bạn có thể sử dụng công cụ import để khôi phục lại dữ liệu đã export.
  • Settings: Trang chỉnh sửa các thông số chung cho website như url của web, timezone, Date Format, cấu trúc đường dẫn,…. Thông thường việc quản lý và chỉnh sửa thông số của các Plugin cũng được thực hiện tại đây.

>>> Xem thêm: Tổng Quan Về Chỉnh Sửa Giao Diện WordPress

cấu trúc trang quản trị của wordpress

3. Một số vấn đề hiểu lầm về WordPress

Trước khi tìm hiểu về WordPress, một số người có thể sẽ có những hiểu lầm về mã nguồn mở này. Dưới đây là một số vấn đề mà mọi người thường lầm tưởng nhất:

3.1. Chỉ dành cho viết blog

Một quan điểm sai lầm phổ biến nhất là WordPress chỉ dùng cho việc viết blog. Tuy nhiên, đây lại là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) mạnh mẽ, có khả năng xây dựng mọi loại trang web. Bao gồm cả trang web cá nhân, trang web doanh nghiệp, cửa hàng trực tuyến, diễn đàn,...

3.2. Không an toàn

Không có hệ thống nào là an toàn tuyệt đối 100% cả. Nhưng WordPress đã liên tục cải thiện tính bảo mật của mình và có một cộng đồng lớn hỗ trợ người dùng giải quyết các vấn đề bảo mật. Ngoài ra, vấn đề bảo mật thường liên quan đến việc sử dụng các plugin và theme được cập nhật, hoặc sử dụng mật khẩu yếu. Do đó, bạn cần quan tâm đến những vấn đề trên để đảm bảo an toàn cho trang web và dữ liệu của mình.

3.3. Chỉ dành cho người không biết lập trình

Bởi vì WordPress rất dễ sử dụng nên nhiều người lầm tưởng rằng nó chỉ dành cho người mới bắt đầu và không biết lập trình. Tuy nhiên, những lập trình viên chuyên nghiệp cũng có thể nhận sự hỗ trợ từ WordPress. Nó cung cấp khả năng tùy chỉnh và chỉnh sửa mã nguồn trực tiếp. Điều này đặc biệt hữu ích cho người dùng khi xây dựng các trang web phức tạp. 

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Thiết Kế Website Miễn Phí Bằng WordPress

3.4. Không tùy chỉnh được

Một số người cho rằng WordPress hạn chế trong việc tùy chỉnh giao diện và chức năng. Nhưng thực tế là có hàng ngàn theme và plugin cho phép bạn tùy chỉnh hoàn toàn trang web của mình theo ý muốn. Nếu bạn muốn tùy chỉnh nâng cao hơn, bạn cũng có thể chỉnh sửa mã nguồn hoặc tạo các theme và plugin riêng của mình.

>>> Xem thêm:

3.5. Không hỗ trợ thương mại điện tử

Một quan điểm khác đề cập đến WordPress không phù hợp để xây dựng cửa hàng trực tuyến. Tuyên nhiên, hiện có rất nhiều plugin thương mại điện tử mạnh mẽ như WooCommerce, Easy Digital Downloads và Shopify đều tích hợp tốt với WordPress. Cho phép bạn xây dựng trang web bán hàng trực tuyến chuyên nghiệp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về WordPress rõ hơn và biết cấu hình trang quản trị của nó. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn thuê máy chủ ảo Cloud Server chất lượng giá rẻ tại CloudFly, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé. CloudFly là nhà cung cấp dịch vụ máy chủ ảo uy tín hàng đầu Việt Nam, được hơn 15.000 khách hàng trong và ngoài nước tin dùng. Bạn có thể yên tâm sử dụng Cloud Server chất lượng với giá rẻ nhất thị trường, chỉ từ 137đ/giờ!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

>>> Xem thêm: 

Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly