Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Addon Domain Và Subdomain

Chắc hẳn bạn đã nghe đến thuật ngữ addon domain và subdomain rồi phải không? Đây đều là những tên miền cần thiết giúp bạn phát triển trang web một cách hiệu quả. Vậy hai loại này khác nhau như thế nào? Làm sao để tạo addon domain và subdomain? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của CloudFly nhé! 

addon domain và subdomain

1. Khái Niệm Của Addon Domain Và Subdomain 

1.1. Addon domain là gì? 

Addon domain được hiểu theo đúng nghĩa là thêm tên miền. Nó được sử dụng khi bạn đang có một trang web khác với website chính. Bạn có thể tận dụng tài khoản hosting của mình để tạo ra nhiều addon domain. Tuy nhiên cũng cần lưu ý bởi các nhà cung cấp miễn phí sẽ giới hạn số lượng đấy nhé.

Khi truy cập vào addon domain, bạn sẽ được dẫn tới một trang web khác với domain chính. Nó hoạt động hoàn toàn độc lập, nhưng cũng sử dụng không gian và băng thông như tên miền chính của bạn. Vì chung một host nên Addon domain có thể giúp bạn dễ dàng quản lý nhiều website. Tiết kiệm chi phí và thời gian để bạn đầu tư phát triển kinh doanh tốt hơn.

Bạn có thể hình dung tên miền này qua các loại dưới đây: Addondomain.com, main-domain.com/addondomain, addondomain.main-domain.com

1.2. Subdomain là gì? 

Subdomain hay còn gọi là tên miền phụ, được tách ra và hoạt động độc lập như một domain chính. Bạn có thể tạo subdomain không giới hạn và nó hoàn toàn miễn phí. Tên miền phụ thường được các doanh nghiệp sử dụng để dễ quản lý và kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn muốn tạo một website riêng nhưng vẫn có tên của domain chính, bạn có thể sử dụng subdomain. Người dùng sẽ truy cập dễ dàng và giúp trang web tăng độ nhận diện thương hiệu tốt hơn. 

Tên miền phụ có chứa tiền tố đứng trước. Chẳng hạn như domain.cloudfly.vn, thì domain là subdomain và cloudfly là tên miền chính. Trang web của bạn sẽ được phân thành các phần khác nhau, giúp khách hàng dễ nhớ và quay trở lại nhiều hơn.

>>> Tìm hiểu thêm: Subdomain là gì? Cách tạo Subdomain đơn giản

2. Hướng Dẫn Tạo Addon Domain Và Subdomain Trên Direct Admin

2.1. Addon domain

Trên Direct Admin, để addon domain bạn có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn vào Your Account và chọn Domain Setup. Tiếp tục nhấn chọn Add Another Domain.

Bước 2: Giao diện sẽ hiện ra như dưới đây. Khi đó, bạn có thể nhập tên miền muốn addon và tùy thích lựa chọn dung lượng, băng thông của addon domain này.

tạo addon domain
Bước 3: Nhấn Create và tạo đã tạo tên miền thành công.

Lưu ý: Nếu gặp lỗi như hình dưới, có nghĩa là bạn đã hết lượt addon domain vào gói hosting của bạn. Khi đó bạn phải liên hệ với quản trị để tăng số lượng addon domain hoặc nâng cấp lên gói hosting cao hơn.

tạo addon domain

2.2. Subdomain

Nếu muốn tạo subdomain trên Direct Admin, bạn có thể làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Nếu hosting của bạn có nhiều domain cùng chạy trên đó, thì trước tiên bạn cần phải chọn domain nào muốn tạo sub.

Bước 2: Màn hình sẽ hiển thị như bên dưới và bạn có thể nhập subdomain mà mình muốn.

tạo subdomain

Bước 3: Nhấn Create để tạo tên miền phụ. Khi đó, subdomain sẽ hiện ở danh sách phía trên.

3. Hướng Dẫn Tạo Addon Domain Và Subdomain Trên cPanel

Việc thêm addon domain và subdomain trong cPanel rất đơn giản. Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi hướng dẫn này để xem bạn đã tạo tên miền đúng cách chưa nhé. Đầu tiên, bạn cần phải truy cập vào cPanel, sau đó nhấn chọn mục Domains. Tại giao diện hiển thị, bạn tiếp tục chọn Create A New Domain. Lúc này, bạn có thể tạo addon domain và subdomain tùy thích.

3.1. Addon domain

Bước 1: Trên màn hình hiển thị, hãy nhập addon domain mà bạn muốn thêm vào mục Domain

Bước 2: Trong Document Root (File System Location):

  • Nếu bạn muốn addon domain dùng chung tài nguyên với primary domain trong thư mục public_html, hãy tick vào mục Share document root. Lúc này, addon domain sẽ đóng vai trò như một parked domain hay aliases. Nghĩa là bạn chạy nhiều domain trên cùng một mã nguồn web.
  • Nếu bạn muốn addon domain sử dụng tài nguyên hoàn toàn riêng biệt, hãy bỏ tick trong mục Share document root. Bên dưới sẽ xuất hiện thư mục được dùng để chứa dữ liệu của addon domain cũng như subdomain đại diện cho nó. Hãy để nguyên Document Root theo mặc định, thư mục của addon domain sẽ được tạo ngang hàng với thư mục public_html chứ không phải nằm bên trong. Với mục Subdomain, các bạn có thể xóa bỏ phần đuôi tên miền đi cho gọn hoặc có thể để nguyên như mặc định.

tạo addon domain trên cpanel

Bước 3: Nhấn vào nút Submit để gửi yêu cầu tạo addon domain. Chờ trong giây lát để quá trình hoàn tất.

Bước 4: Truy cập vào trang quản lý tên miền và trỏ domain vừa tạo về host của bạn. 

3.2. Subdomain

Trước khi tạo subdomain, bạn hãy đảm bảo tên miền chính đã được thêm vào host với vai trò là primary domain hoặc addon domain.

Bước 1: Nhập subdomain mà bạn muốn thêm vào mục Domain

Bước 2: Trong mục Document Root (File System Location), bạn có thể chọn tick hoặc không tùy vào từng mục đích như đã hướng dẫn ở bước tạo addon domain.

Bước 3: Nhấn chọn Submit để gửi yêu cầu tạo subdomain. Chờ trong vài giây để quá trình hoàn tất.

Bước 4: Truy cập trang quản lý tên miền và khai báo thêm record DNS cho subdomain. 

Vậy là bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp bạn biết cách tạo addon domain và subdomain chi tiết nhất. Hy vọng bạn có thể tạo tên miền thành công. Nếu bạn muốn mua domain chất lượng với giá cả phải chăng. CloudFly là đơn vị cung cấp tên miền uy tín mà bạn có thể tham khảo. 

  • Với công nghệ điện toán đám mây, CloudFly sẽ cung cấp cho bạn một trang web hoàn toàn mới. Domain được kích hoạt tức thì và bạn có thể sử dụng ngay lập tức. 
  • Hỗ trợ quản lý tên miền, giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển các ứng dụng, trang web một cách hiệu quả nhất. 
  • Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 bất cứ lúc nào.

Chúng tôi sẽ luôn cập nhật những thông tin hữu ích nhất cho bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về addon domain và subdomain, hay muốn mua domain giá rẻ, hãy liên hệ qua hotline 0904.558.448 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé. 

 

Chia sẻ