Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục

Tìm hiểu chi tiết IPv6 là gì? So sánh IPv6 và IPv4

Chắc hẳn một vài người trong chúng ta đã nghe đến thuật ngữ IPv6, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về giao thức đặc biệt này. Đây là một khái niệm khá mới mẻ và vẫn chưa được sử dụng phổ biến với người dùng Việt Nam. Vậy IPv6 là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly để tìm hiểu chi tiết về nó nhé.

tìm hiểu chi tiết ipv6 là gì

1. IPv6 là gì?

1.1. Khái niệm

IP viết tắt của Internet Protocol, là địa chỉ số mà mọi thiết bị kết nối mạng đều có. Nhờ IP mà người dùng có thể giao tiếp và chia sẻ dữ liệu với các đối tượng khác trên toàn cầu thông qua giao thức kết nối internet. Địa chỉ IP tiêu chuẩn được định dạng với bốn nhóm chữ số khác nhau. Chúng được giới hạn từ 0-255 và ngăn cách bởi dấu chấm.

IPv6 là địa chỉ cung cấp IP mới nhất hiện nay, đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của lượng người truy cập trên thế giới. Nó được IETF phát triển và phê duyệt bởi Tổng công ty Internet cho tên miền và số (ICANN). IPv6 có chức năng thực hiện hệ thống định vị cho máy tính, đồng thời định tuyến lưu lượng trên internet.

1.2. Lịch sử ra đời của IPv6

IPv6 chính thức được chuẩn hóa và ứng dụng từ năm 1988. Trước khi giao thức này ra đời, IPv4 là địa chỉ IP nắm độc quyền trong lĩnh vực kết nối mạng. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của mạng internet dẫn đến số lượng người truy cập ngày càng tăng. Điều này làm thiếu hụt không gian truy cập cho người dùng và không đảm bảo được an ninh mạng. Do đó, IETF đã quyết định nâng cấp, cải tiến hệ thống và cho ra đời giao thức mới có tên là IP Next Generation (IPng). Đến năm 1988, giao thức này được chuẩn hóa thành công, được ICANN phê duyệt và lấy tên là IPv6.

2. Cải tiến của IPv6 so với IPv4

Bạn có thể so sánh IPv6 và IPv4 qua bảng dưới đây.

Tiêu chí so sánh

Địa chỉ IPv4

Địa chỉ IPv6

Luồng dữ liệu

Chưa được định dạng.

Đã được định dạng, do đó hỗ trợ QoS tốt hơn.

Thực hiện sự phân mảnh

Các Router và các Host trên đường đi gói tin.

Chỉ diễn ra tại Host, không gửi cho các Router.

Header

Header có các phần tùy chọn.

Trong phần Header mở rộng, dữ liệu được tùy chọn.

Checksum Header

Không

Địa chỉ Broadcast

Không, thay bằng địa chỉ Multicast

Quản lý thành viên của các mạng con cục bộ

IGMP

MLD

Địa chỉ của Gateway

IGMP Router Discovery sẽ xác định địa chỉ Gateway mặc định.

Địa chỉ của Gateway mặc định: được xác định bằng MLD

Ánh xạ tên Host

Ánh xạ tên Host thành địa chỉ IPv4: Sử dụng những mẫu tin A chứa các tài nguyên địa chỉ Host trong DNS.

Ánh xạ tên Host thành địa chỉ IPv6: Sử dụng các mẫu tin AAAA.

>>> Xem thêm: IPv4 là gì? Ưu và nhược điểm của IPv4

3. Lợi ích của IPv6 mang lại là gì?

IPv6 là giao thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với nhiều lợi ích đặc biệt.

  • Không gian địa chỉ lớn hơn và dễ dàng quản lý không gian địa chỉ.
  • Khôi phục lại nguyên lý kết nối đầu cuối của Internet và loại bỏ hoàn toàn công nghệ NAT.
  • Quản trị TCP/IP dễ dàng hơn: DHCP được sử dụng trong IPv4 nhằm giảm cấu hình thủ công TCP/IP cho host. IPv6 được thiết kế với khả năng tự động cấu hình mà không cần sử dụng máy chủ DHCP, hỗ trợ hơn nữa trong việc giảm cấu hình thủ công.
  • Cấu trúc định tuyến tốt hơn: Định tuyến IPv6 được thiết kế hoàn toàn phân cấp.
  • Bảo mật cao và hỗ trợ cho di động tốt hơn.

4. IPv6 có cấu trúc như thế nào?

Một cấu trúc IPv6 được sắp xếp một cách chặt chẽ, hợp lý và logic với sự phân chia riêng biệt thành từng nhóm nhỏ. Địa chỉ IPv6 có cấu trúc gồm 128 bit và được phân thành 8 nhóm. Mỗi nhóm có độ dài là 16 bit, giữa các nhóm được ngăn cách bởi dấu “:”. Ví dụ, một địa chỉ IPv6 có thể là 2001:0db8:85a3:0000:0000:8a2e:0370:7334

Để rút gọn dãy số này, bạn có thể bỏ số 0 ở đầu mỗi nhóm. Trong trường hợp một nhóm chỉ toàn số 0, nhóm đó sẽ được biểu diễn bằng dấu “::”. Ví dụ, địa chỉ IPv6 trên có thể được viết lại như sau: 2001:db8:85a3::8a2e:370:7334.

tìm hiểu chi tiết ipv6 là gì

5. Các thành phần của IPv6 là gì?

Một địa chỉ IPv6 được chia thành 3 phần chính là: site prefix, subnet ID, interface ID.

5.1. Site prefix

Đây là số được gán đến website bằng một ISP. Theo đó, tất cả máy tính trong cùng một vị trí sẽ được chia sẻ cùng một site prefix. Site prefix hướng tới dùng chung khi nó nhận ra mạng của bạn và cho phép mạng có khả năng truy cập từ Internet.

5.2. Subnet ID

Đây là thành phần ở bên trong trang web, được sử dụng với chức năng miêu tả cấu trúc trang của mạng. Một IPv6 subnet có cấu trúc tương đương với một nhánh mạng đơn như subnet của IPv4.

5.3. Interface ID

Nó có cấu trúc tương tự ID trong IPv4. Số này nhận dạng duy nhất một host riêng trong mạng. Interface ID (thứ mà đôi khi được cho như là một thẻ) được cấu hình tự động điển hình dựa vào địa chỉ MAC của giao diện mạng. ID giao diện có thể được cấu hình bằng định dạng EUI-64.

Ví dụ: Với một địa chỉ IPv6 có cấu trúc như sau: 2001:0f68:0000:0000:0000:0000:1986:69af, sẽ bao gồm:

  • Site prefix: 2001:0f68:0000
  • Subnet ID: 0000
  • Interface ID: 0000:0000:1986:69af

6. Phân loại địa chỉ IPv6

IPv6 được chia ra làm 3 loại căn cứ theo phạm vi sử dụng là IPv6 Unicast, IPv6 Multicast và IPv6 Anycast. 

6.1. IPv6 Unicast

Unicast là địa chỉ chỉ được sử dụng trên một cổng node IPv6. Khi thông tin được gửi đến thông qua địa chỉ unicast, thông tin này chỉ được đưa đến cổng node được định nghĩa bởi địa chỉ đó.

6.2. IPv6 Multicast

Multicast là địa chỉ được sử dụng trên một nhóm cổng IPv6. Khi thông tin được gửi đến thông qua địa chỉ multicast, thông tin này sẽ được xử lý bởi tất cả địa chỉ trong nhóm có chứa multicast đó.

6.3. IPv6 Anycast

Anycast là địa chỉ được sử dụng cho nhiều cổng trên nhiều node khác nhau. Khi thông tin được gửi đến thông qua địa chỉ anycast, thông tin này sẽ được di chuyển một trong số các cổng node đó, thông thường sẽ là cổng gần nhất.

7. Hướng dẫn kiểm tra kết nối IPv6

Việc kiểm tra kết nối IPv6 là điều cần thiết để đảm bảo sử dụng internet một cách an toàn và hiệu quả.

  • Đối với nhà mạng: Để kiểm tra kết nối IPv6 của nhà mạng, bạn có thể truy cập vào website http://test-ipv6.com. Đây là địa chỉ mà người dùng có thể kiểm tra được địa chỉ IP và thông tin về nhà cung cấp dịch vụ. Không những thế, địa chỉ website trên còn giúp bạn kiểm tra khả năng truy cập của những trang web đã chạy IPv6.
  • Đối với cá nhân: Để kiểm tra kết nối IPv6 máy tính cá nhân, bạn có thể truy cập nhiều website khác nhau như  http://ipv6test.google.com hay http://test-ipv6.com/ .Tại đây, bạn không chỉ kiểm tra kết nối IPv6 của máy tính bạn mà còn có thể kiểm tra các thông tin cơ bản về nhà cung cấp, khả năng truy cập của các website có hỗ trợ IPv6.

tìm hiểu chi tiết ipv6 là gì

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về IPv6 là gì. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn mua số lượng lớn địa chỉ IPv6, hãy liên hệ ngay với CloudFly để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao luôn sẵn sàng để giải đáp mọi vấn đề của bạn bất cứ lúc nào.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

>>> Xem thêm:










 

Chia sẻ