Trong các hệ điều hành, Windows và Linux luôn so kè với nhau, còn trong lĩnh vực công nghệ ảo hóa, hai đối thủ nổi bật là VMware và KVM. Chúng là những công nghệ ảo hóa được sử dụng rộng rãi nhất khi triển khai máy chủ ảo VPS hiện nay. Để so sánh sự khác biệt giữa VMware và KVM, hãy theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly để tìm hiểu chi tiết nhé.
VMware là một hãng phần mềm máy ảo và dịch vụ cloud computing có trụ sở tại Mỹ, chuyên cung cấp các giải pháp đồng bộ cho việc xây dựng hạ tầng máy chủ và máy ảo trong các trung tâm dữ liệu. Các sản phẩm chủ lực của VMware bao gồm VMware ESXi, VMware vSphere, VMware vCenter Server, VMware Fusion, VMware Workstation, và VMware Player.
VMware ESXi là một phần mềm máy chủ ảo, được triển khai trực tiếp trên máy chủ vật lý và có khả năng quản lý các máy ảo chạy trên nền tảng đó.
KVM (Kernel-based Virtual Machine) là một công nghệ máy ảo dựa trên Linux, được phát triển bởi Red Hat. Đây là một giải pháp mã nguồn mở và được tích hợp sẵn trong các bản phân phối Linux phổ biến như Ubuntu và CentOS.
Cả VMware và KVM đều có độ ổn định cao, tuy nhiên tính ổn định của VMware được đánh giá cao hơn. VMware đảm bảo hiệu suất ổn định nhờ hệ thống quản lý lỗi mạnh mẽ, cùng với các cơ chế bảo vệ chống lại sự cố phần cứng. Nó cung cấp nhiều công cụ và tính năng hỗ trợ như khôi phục máy ảo sau sự cố, sao lưu và phục hồi dữ liệu, chức năng giám sát,... Bên cạnh đó, các phiên bản phần mềm của VMware cũng được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát hành, kèm theo các bản vá lỗi và bảo mật định kỳ. Điều này giúp duy trì tính ổn định cho hệ thống ảo hóa VPS.
Còn KVM, tính ổn định của nó phụ thuộc vào hệ điều hành host. Các công cụ quản lý máy ảo và hỗ trợ giám sát của KVM có thể hạn chế hơn so với VMware. Tuy nhiên, KVM có hiệu quả và ổn định cao khi tích hợp trên các hệ điều hành Linux. Hệ thống quản lý tài nguyên mạnh mẽ của Linux sẽ đảm bảo hiệu suất và tính ổn định của KVM.
VMware mang đến một giao diện quản lý trực quan và thuận tiện cho việc quản lý máy ảo. Với nhiều tính năng như tạo và xóa máy ảo, kiểm soát bộ nhớ và ổ cứng, cấu hình mạng, quản lý bảo mật,... VMware tạo ra trải nghiệm quản lý toàn diện.
Còn KVM cũng cung cấp giao diện quản lý đơn giản và dễ sử dụng, được tích hợp sẵn trong các bản phân phối Linux và có thể quản lý từ xa. Tuy nhiên, KVM có ít tính năng mở rộng hơn so với VMware.
VMware hỗ trợ rộng rãi cho nhiều phần cứng và ứng dụng, bao gồm cả máy chủ thiết kế chuyên dụng.
KVM hỗ trợ phần cứng đa dạng, nhưng không có các tính năng chuyên dụng như VMware.
VMware cung cấp giải pháp quản lý tích hợp với vCenter, vSphere và vRealize, giúp quản lý hiệu quả nhiều máy chủ và máy ảo.
KVM có thể quản lý thông qua nhiều công cụ như oVirt, Cockpit và Proxmox VE.
VMware và KVM đều hỗ trợ nhiều hệ điều hành như Windows, Linux và UNIX.
VMware cung cấp giải pháp đám mây với VMware vCloud Director và VMware Cloud Foundation.
KVM hỗ trợ đám mây thông qua các giải pháp như OpenStack và oVirt.
VMware có cộng đồng đông đảo và hỗ trợ khách hàng thông qua dịch vụ hỗ trợ cao cấp.
KVM không có dịch vụ hỗ trợ chính thức vì nó miễn phí. Bạn phải tự tìm kiếm sự giúp đỡ qua email hoặc diễn đàn.
VMware cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ như máy ảo bảo mật và mạng ảo. Nó có thể kết hợp linh hoạt với những giải pháp bảo mật khác để bảo vệ an toàn cho máy chủ và máy ảo.
KVM cũng cung cấp các tính năng ảo hóa cho thiết bị, tường lửa và phân quyền người dùng. Tuy nhiên, so với VMware, KVM có ít tính năng bảo mật hơn và chưa được tối ưu hóa đầy đủ để đáp ứng các yêu cầu bảo mật cao cấp của doanh nghiệp.
Đây là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi so sánh VMware và KVM. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư và chi phí vận hành của hệ thống ảo hóa VPS.
VMware là một sản phẩm thương mại với nhiều phiên bản trả phí như VMware ESXi và VMware vSphere. Giá thành của VMware phụ thuộc vào phiên bản và tính năng được sử dụng. Các phiên bản trả phí có giá từ vài nghìn đô la đến hàng chục nghìn đô la mỗi năm. Và phiên bản miễn phí VMware ESXi cung cấp những tính năng cơ bản, nhưng không có hỗ trợ kỹ thuật.
Ngược lại, KVM là một giải pháp mã nguồn mở và miễn phí, tích hợp sẵn trong nhiều bản phân phối Linux như CentOS, Ubuntu, và Red Hat Enterprise Linux. Người dùng không phải trả chi phí cho việc sử dụng KVM. Tuy nhiên, việc triển khai KVM có thể yêu cầu một số chi phí bao gồm phần cứng, quản lý, và hỗ trợ kỹ thuật.
Nếu bạn muốn tăng hiệu suất và bảo mật cho doanh nghiệp, thì máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly là một giải pháp mà bạn nên lựa chọn. Dịch vụ Cloud Server là hệ thống máy chủ hiệu năng cao được ảo hóa trên nền tảng điện toán đám mây. Việc ảo hóa trên các cụm máy chủ vật lý mạnh mẽ giúp hệ thống của doanh nghiệp luôn ổn định, sẵn sàng cao và không bị tắc nghẽn khi có lượng truy cập lớn. Bên cạnh đó, CloudFly cũng trang bị hệ thống cấu hình cao với giá cả hợp lý, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn so sánh 2 công nghệ ảo hóa VPS phổ biến: VMware và KVM. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: