Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Phân Biệt Public Cloud Và Private Cloud

Cả hai mô hình đám mây Public Cloud và Private Cloud đều mang lại những lợi ích đặc biệt cho doanh nghiệp. Nhưng để lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn phải hiểu rõ sự khác biệt về cấu trúc, quản lý và bảo mật của chúng. Hãy cùng CloudFly theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt chi tiết Public Cloud và Private và có cái nhìn rõ ràng về hai mô hình này nhé.

phân biệt public cloud và private cloud

1. Tìm hiểu khái niệm 

1.1. Public Cloud là gì?

Public Cloud, hay còn gọi là đám mây công cộng hoặc đám mây chung, là một mô hình dịch vụ được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây. Mô hình này được tạo ra bởi một bên thứ ba và cung cấp cho người dùng thông qua mạng internet công cộng. Một đặc điểm quan trọng của Public Cloud là không giới hạn đối tượng sử dụng. Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng dịch vụ đám mây này.

Với Public Cloud, nhà cung cấp sẽ tạo ra các tài nguyên như bộ nhớ, ứng dụng, và máy ảo để phục vụ mọi người dùng trên internet. Có hai hình thức chính để sử dụng Public Cloud là miễn phí hoặc trả phí. Dịch vụ trả phí sẽ áp dụng mô hình pay-per-use, nghĩa là bạn chỉ trả phí dựa trên lượng tài nguyên bạn thực sự sử dụng.

>>> Xem thêm: Public Cloud Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật Của Public Cloud

1.2. Private Cloud là gì?

Private Cloud, hay còn gọi là đám mây riêng hoặc đám mây nội bộ, là một mô hình nằm trong mạng nội bộ hoặc trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Tại đây, tất cả dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo an toàn bằng hệ thống tường lửa. Private Cloud tạo ra một môi trường đám mây riêng biệt và được kiểm soát chặt chẽ. Có thể nói, đây là một lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp đã đầu tư vào các trung tâm dữ liệu đắt tiền, cho phép họ tận dụng cơ sở hạ tầng hiện tại một cách hiệu quả.

Private Cloud được phát triển sau Public Cloud, và kế thừa nhiều ưu điểm từ mô hình công cộng. Điều đặc biệt là nó có ưu điểm vượt trội hơn về mặt bảo mật so với Public Cloud nhờ sự kiểm soát cao hơn trong môi trường doanh nghiệp. Bởi tính mở của Public Cloud.

>>> Xem thêm: Private Cloud Là gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Private Cloud

public cloud và private cloud là gì

2. Phân biệt Public Cloud và Private Cloud

2.1. Về chi phí

So với Private Cloud, Public Cloud tiết kiệm chi phí đáng kể. Điều này xuất phát từ việc giảm thiểu các chi phí đắt đỏ liên quan đến mua sắm thiết bị, quản lý. Cũng như duy trì cơ sở hạ tầng phần cứng và các ứng dụng tại nơi sử dụng. Bởi vì nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ chịu trách nhiệm về các công việc này, nên Public Cloud trở thành lựa chọn tối ưu chi phí hơn. Có thể nói, đây là một lựa chọn phù hợp với cả những cá nhân, doanh nghiệp có nguồn lực tài chính hạn chế.

2.2. Về bảo mật

Việc triển khai Public Cloud diễn ra nhanh chóng hơn so với triển khai cơ sở hạ tầng tại chỗ. Và nó cung cấp một nền tảng với khả năng mở rộng gần như không giới hạn. Mặc dù có những ưu điểm đáng kể, nhưng bảo mật vẫn là một vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Mô hình Public Cloud thường không được đánh giá cao về tính an toàn và bảo mật. Mặc dù bạn không thể kiểm soát hoàn toàn bảo mật dữ liệu trên Public Cloud, nhưng tất cả dữ liệu của người dùng đều được tách biệt với những người dùng khác. Trong khi đó, Private Cloud là đám mây nội bộ và gần như không phải chia sẻ tài nguyên với bất kỳ ai.

Cả hai mô hình này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, chúng đều mang đến lợi ích hiệu quả cho doanh nghiệp. Để phân biệt chi tiết Public Cloud và Private Cloud, bạn có thể so sánh qua bảng dưới đây:

TIÊU CHÍ

PUBLIC CLOUD

PRIVATE CLOUD

Nơi lưu trữ

Sử dụng cơ sở hạ tầng chung được lưu trữ bởi các nhà cung cấp AWS, Azure, Google Cloud hoặc FPT Cloud.

Sử dụng cơ sở hạ tầng chuyên dụng riêng của một tổ chức và thường được bảo vệ bằng tường lửa và bảo mật vật lý.

Chi phí

Tiết kiệm hơn. Vì tất cả những vấn đề liên quan đến phần cứng và nhân sự quản lý đã được nhà cung cấp chịu trách nhiệm.

Tốn kém hơn. Vì bạn sẽ phải đầu tư nguồn vốn không nhỏ để mua sắm thiết bị, quản lý cơ sở hạ tầng phần cứng và cả nhân sự phụ trách bảo trì hệ thống.

Khả năng triển khai

Có khả năng mở rộng gần như vô hạn nên việc triển khai cũng nhanh chóng và đơn giản hơn.

Hạn chế hơn so với Public Cloud

Khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu riêng

Là hệ thống mở, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người dùng. Do đó có thể gặp hạn chế trong khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu riêng.

Hệ thống được thiết kế riêng cho một tổ chức, doanh nghiệp nên sẽ có các tùy chọn riêng biệt, phù hợp với nhu cầu sử dụng đặc thù.

Bảo mật

Kém an toàn hơn. Người dùng không có quyền kiểm soát và duy trì dữ liệu, mọi việc phụ thuộc vào nhà cung cấp. 

An toàn hơn. Vì Private Cloud chỉ sử dụng nội bộ và gần như không phải chia sẻ tài nguyên với bất kỳ ai.

3. Dịch vụ Cloud Server chất lượng giá rẻ tại CloudFly

CloudFly là một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Public Cloud uy tín hàng đầu Việt Nam. Với mong muốn mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho mỗi khách hàng, công ty luôn cung cấp các dịch vụ chất lượng cao có giá cả hợp lý. Trong đó, Cloud Server là hệ thống máy chủ hiệu năng cao được ảo hóa trên nền tảng điện toán đám mây mà bạn có thể tham khảo. 

  • Khởi tạo Cloud Server trong vài giây với giao diện quản trị thông minh và tự động hoàn toàn 100%.
  • Hạ tầng mạnh mẽ trang bị CPU xung nhịp lên đến 3.2GHz.
  • Ổ cứng Enterprise NVMe SSD siêu siêu nhanh.
  • Là nền tảng duy nhất tại Việt Nam hỗ trợ các chu kỳ thanh toán theo giờ (pay as you go), tháng, năm linh hoạt với giá cực rẻ chỉ từ 137đ/giờ.

>>> Xem thêm:

dịch vụ cloud server chất lượng giá rẻ tại cloudfly

Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn phân biệt Public Cloud và Private Cloud. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn thuê Cloud Server chất lượng giá rẻ, hãy liên hệ ngay với CloudFly để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. CloudFly luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết mọi vấn đề của bạn một cách nhanh chóng và tối ưu nhất. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ