Cloud Server hiện là giải pháp tối ưu được các doanh nghiệp tin dùng. Bởi so với máy chủ riêng hay VPS, Cloud Server gần như không bị giới hạn bởi dung lượng và khả năng mở rộng. Vậy Cloud Server là gì? Cách sử dụng Cloud Server như thế nào cho hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây với CloudFly để cùng nhau tìm hiểu nhé.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu Cloud Server là gì? Cloud Server là hệ thống máy chủ ảo sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Trong thời đại công nghệ thông tin 4.0 như hiện nay, công nghệ đám mây đang là giải pháp được nhiều người, nhiều doanh nghiệp sử dụng. Máy chủ ảo thiết lập và vận hành với công nghệ này giúp lưu trữ rất nhiều dữ liệu và xử lý thông một cách dễ dàng, nhanh chóng. Cloud Server có khả năng kết nối nhiều máy chủ vật lý. Từ đó giúp doanh nghiệp hoạt động luôn ổn định và không bị gián đoạn.
Cloud Server giúp khách hàng yên tâm tập trung vào hoạt động kinh doanh với nền tảng đám mây bảo mật cùng khả năng xử lý vượt trội hơn rất nhiều so với VPS hay Shared Hosting thông thường. Bên cạnh đó, bộ nhớ trên đám mây giúp bạn lưu trữ và sử dụng tài nguyên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Khả năng mở rộng không giới hạn và bạn có thể nâng cấp, hạ cấp một cách nhanh chóng và thao tác thuận tiện.
>>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của Cloud Server
Cloud Server sử dụng các công nghệ điện toán đám mây và hiện nay đều phát triển theo mô hình IaaS. Các công nghệ sẽ được tối ưu và cung cấp cấp hạ tầng tính toán, lưu trữ đám mây. Mỗi đám mây lại cần có sự phối hợp ăn ý của nhiều công nghệ ảo hóa máy chủ và công nghệ triển khai điện toán đám mây.
Đây là bước đầu tiên để triển khai Cloud Server. Việc ảo hóa này có 2 loại chính là Ảo hóa dựa vào phần cứng (Ảo hóa phần cứng) và Ảo hóa dựa vào Hệ điều hành (Ảo hóa phần mềm). Nếu muốn hiểu rõ về cách vận hành của các công nghệ điện toán đám mây, bạn có thể tìm hiểu về 2 loại ảo hóa này.
Bước tiếp theo là đưa máy chủ ảo lên đám mây bằng các công nghệ triển khai điện toán đám mây. Quá trình này để đồng bộ chức năng và tăng cường bảo mật. Nó thường có 3 chức năng chính là Compute Virtualization, Network Virtualization và Storage Virtualization.
Ngoài ra bạn có thể thêm vào các tính năng bảo mật, tường lửa, tương thích để đồng bộ hệ thống Cloud Server.
Bước thứ ba, bạn cần phải triển khai việc khởi tạo. Sau đó là phân phát, sao chép, lưu trữ, dịch chuyển và phục hồi các tài nguyên dưới dạng Cloud Server. Mỗi đơn vị cung cấp sẽ có các công nghệ triển khai riêng hoặc dùng các phần mềm có sẵn.
Sau khi đã hiểu rõ về cách các nhà cung cấp triển khai Cloud Server phục vụ khách hàng, bạn có thể sử dụng nó một cách đơn giản.
Cloud Server có nhiều tính năng vượt trội và được các doanh nghiệp sử dụng với mục đích đa dạng:
CloudFly tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ ảo hàng đầu Việt Nam. Bạn sẽ có những lợi thế vượt trội khi sử dụng Cloud Server ở đây. Với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao, bạn không cần phải có nhiều kiến thức về công nghệ thông tin. Hỗ trợ 24/7 giải quyết các vấn đề và đưa ra giải pháp tối ưu nếu gặp sự cố. Bạn sẽ có toàn quyền quản lý server của mình và nếu cần, đội ngũ luôn hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.
>>> Xem thêm:
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn hiểu rõ hơn về Cloud Server là gì và cách triển khai, sử dụng Cloud Server như thế nào? Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn thuê dịch vụ Cloud Server, hãy liên hệ ngay với CloudFly qua hotline 0904.558.448 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Các dịch vụ chất lượng với giá cực rẻ, cùng những ưu đãi cực sốc đang chờ đón bạn!