Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

AWS Là Gì? Tìm Hiểu Về Amazon Web Services

Amazon Web Services (AWS) là một nền tảng được nhiều người sử dụng phổ biến trên thế giới. Trên thị trường điện toán đám mây, AWS chiếm thị phần lớn nhất trong số các nhà cung cấp. Vậy AWS là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ này và những điểm mạnh của nó nhé.

aws là gì

1. AWS Là Gì?

AWS hay còn gọi là Amazon Web Services, là một nền tảng hoạt động trên công nghệ điện toán đám mây hiện đại. Được Amazon phát triển và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. AWS cung cấp cho các doanh nghiệp trên 200 dịch vụ đầy đủ tính năng vượt trội. Bao gồm storage (lưu trữ), computing power (tính toán), database (cơ sở dữ liệu), analytics (phân tích),…

Tính đến nay, AWS đã cung cấp dịch vụ cho hàng triệu khách hàng, bao gồm các công ty khởi nghiệp, các tập đoàn lớn nhất và các cơ quan chính phủ hàng đầu. Bởi nền tảng này giúp người dùng giảm thiểu chi phí tối đa, sử dụng hệ thống một cách linh hoạt và đổi mới nhanh chóng. 

>>> Xem thêm: Amazon S3 Storage Là Gì?

2. Điểm mạnh của AWS là gì?

Những điểm mạnh tạo lợi thế phát triển mạnh mẽ cho AWS có thể kể đến là:

2.1. AWS là sản phẩm của tập đoàn công nghệ Amazon

Amazon là tập đoàn công nghệ đa quốc giá lớn hàng đầu trên thế giới. Bnawgf sự vượt trội về công nghệ, Amazon đã đầu tư phát triển điện toán đám mây với nhiều dịch vụ đa dạng. Tập đoàn đã mở rộng ngày càng phủ khắp toàn cầu, được nhiều cá nhân và doanh nghiệp biết đến. Vì vậy, khi AWS được biết đến là sản phẩm của Amazon, nền tảng này sẽ được nhiều người tin dùng hơn.

2.2. AWS hỗ trợ dịch vụ cho nhiều cộng đồng mã nguồn mở

Amazon đã cung cấp các dịch vụ cho nhóm cộng đồng mã nguồn mở. Điều này là một thành công lớn góp phần phát triển và hoàn thiện AWS. Có thể nói, trong cộng đồng này, không ai là không biết đến nền tảng AWS với nhiều dịch vụ tiên tiến nhất.

2.3. AWS hỗ trợ mạnh mẽ nền tảng Linux

Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, các dịch vụ của AWS cũng được hỗ trợ mạnh mẽ trên nền tảng Linux. Amazon đã thành công khi định hướng AWS trở thành nền tảng có độ tương thích rất cao với Linux. Nhờ đó, người dùng sử dụng hệ điều hành này đều biết đến và trở nên quen thuộc với AWS. 

3. Tìm Hiểu Chi Tiết Về AWS

Để hiểu rõ hơn về Amazon Web Services, hãy cùng CloudFly tìm hiểu chi tiết các tính năng dịch vụ nổi trội của AWS là gì nhé.

3.1. Elastic Computing (Amazon EC2)

Dịch vụ EC2 trên AWS giúp bạn phát triển và triển khai các ứng dụng một cách nhanh chóng. Bạn có thể tăng hoặc giảm dung lượng lưu trữ ngay trên nền tảng đám mây AWS. EC2 được sử dụng để khởi tạo nhiều tài nguyên trên máy chủ tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn. Dịch vụ này có nhiều đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tham khảo.

  • Môi trường ảo thực hiện các tính toán được gọi là instances.
  • Có các template cấu hình sẵn cho các instances, gọi là Amazon Machine Images, gồm các gói dịch vụ cần thiết cho máy chủ người dùng.
  • Instance type bao gồm các cấu hình khác nhau cho instances về CPU, dung lượng lưu trữ, bộ nhớ, hệ thống mạng.
  • Thông tin login của instances được bảo mật bằng cách dùng key pair AWS để lưu key public, còn người dùng sẽ lưu key private.
  • Amazon Elastic Block Store (Amazon EBS volumes) được dùng để lưu trữ dung lượng liên tục cho dữ liệu người dùng.
  • Dịch vụ tường lửa cho phép bạn tùy chỉnh các cổng, giao thức, các giải nguồn IP có thể tiếp cận instances bạn đang sử dụng.

elastic computing

3.2. Amazon Simple Storage Service (Amazon S3)

Một dịch vụ đặc biệt không thể không kể đến là Amazon S3 (Amazon Simple Storage Service). Đây là dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên đám mây được nhiều doanh nghiệp lớn tin dùng. Bạn có thể lưu trữ và truy xuất dữ liệu từ bất cứ đầu trên thế giới. Dịch vụ này có độ sẵn sàng cao, cung cấp khả năng bảo mật dữ liệu an toàn. Không chỉ vậy, S3 Storage còn có khả năng mở rộng quy mô linh hoạt với chi phí cực thấp. Giúp bạn thay đổi dung lượng nhanh chóng và thuận tiện mà không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. 

Amazon S3 lưu dữ liệu dưới dạng các đối tượng, trong đó các đối tượng được lưu trữ trong các thư mục, gọi là bucket. Bạn có thể tham khảo các bước dưới đây để tải file vào bucket trên Amazon S3.

Bước 1: Đăng nhập vào trang aws.amazon.com bằng tài khoản đã đăng ký.

Bước 2: Chọn S3 ở dưới mục Services.

Bước 3: Khi bảng điều khiển S3 hiện ra, bạn có thể thấy tất cả các bucket đã có sẵn và options tạo bucket mới.

Bước 4: Nhấn vào mục Create Bucket và điền tên bucket mới không trùng với tên các bucket đã tồn tại rồi nhấn Create. Khi đó, bucket mới đã được tạo, bạn có thể quan sát thấy các thuộc tính của nó ở phía bên phải.

Bước 5: Bạn nhấn chuột vào tên bucket mới tạo để truy cập vào các file chứa trong đó. Nhấn chọn upload button để tải lên các file của mình.

>>> Xem thêm: Câu Hỏi Thường Gặp Khi Sử Dụng S3 Storage

4. Những Dịch Vụ Cơ Bản Của AWS Là Gì?

AWS ngày càng phát triển và được tin dùng bởi hàng triệu khách hàng trên thế giới. Nền tảng này đã cung cấp hơn 175 dịch vụ với cơ sở hạ tầng hiện đại, độ linh hoạt cao và chi phí tối ưu nhất. Các dịch vụ nổi bật do AWS cung cấp phải kể đến là:

  • Compute: Tính toán.
  • Storage: Lưu trữ.
  • Networking & Content Delivery: Mạng lưới phân phối nội dung.
  • Analysis: Phân tích dữ liệu.
  • Management Tools: Công cụ quản lý.
  • Developer Tools: Công cụ phát triển.
  • Business Productivity: Năng suất nghiệp vụ.
  • Customer Engagement: Cam kết khách hàng.
  • Application Integration: Tích hợp ứng dụng.
  • Công nghệ thực tế ảo (AR & VR).
  • Machine Learning: Máy học.
  • Desktop & App Streaming: Ứng dụng máy tính & Streaming.

>>> Xem thêm: Tất Tần Tật Về S3 Storage Thanh Toán Theo Giờ

5. Địa Chỉ Cung Cấp Cloud Storage Chất Lượng Tại Việt Nam

Nếu bạn đang tìm nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đối tượng chất lượng giá rẻ, CloudFly là một đơn vị mà bạn có thể tham khảo. Dịch vụ Object Storage tại đây có khả năng tương thích hoàn toàn với chuẩn giao thức S3 API Storage giúp hệ thống có thể chuyển đổi dễ dàng. Dữ liệu của bạn sẽ được bảo vệ với cơ chế sao lưu nhân bản 3 lần trên hệ thống. Đảm bảo dự phòng cũng như bảo mật tối đa, giúp dữ liệu được an toàn tuyệt đối. Dịch vụ lưu trữ tại CloudFly còn tích hợp các phần mềm quản trị cùng giao diện dễ sử dụng, hỗ trợ quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và thuận tiện nhất. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí với chu kỳ thanh toán theo giờ, tháng, năm linh hoạt với giá chỉ từ 2đ/GB/giờ.

>>> Tham khảo: Object Storage Thanh Toán Theo Giờ Giá Rẻ

aws là gì

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về AWS là gì và những điểm mạnh của nền tảng này. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký Object Storage tại CloudFly. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ