Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

4 phương pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hiệu quả

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, dữ liệu trở thành tài nguyên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Việc lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể phân tích thông tin để đáp dụng và hoạt động kinh doanh tối ưu nhất. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại không biết nên lưu trữ dữ liệu ở đâu để có thể sử dụng một cách thuận tiện nhất. Trong bài viết dưới đây, CloudFly sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về 4 phương pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hiệu quả. Bạn có thể theo dõi để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của mình nhé.

4 phương pháp lưu trữ dữ liệu

1. Lưu trữ dữ liệu là gì?

Lưu trữ dữ liệu là việc ghi thông tin trong một phương tiện lưu trữ. Việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau ngày càng tăng lên nhờ các thiết bị Internet of Things (IoT) và ứng dụng truyền thông xã hội. Điều này giúp doanh nghiệp có thể thu thập được lượng lớn thông tin dễ dàng hơn. Sau đó, bạn có thể sử dụng các phương tiện ghi vật lý để lưu trữ thông tin được đọc bởi hệ thống máy tính. Tất cả dữ liệu phải được lưu trữ một cách an toàn và đảm bảo khả năng truy cập hiệu quả. Trải qua quá trình phát triển, công nghệ lưu trữ đã có sự thay đổi đáng kể. Từ các ổ đĩa từ tính (magnetic drum) của máy tính cỡ lớn cho đến những tiến bộ mới nhất là ổ đĩa SSD. 

2. Tại sao lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp lại quan trọng?

Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cần phải dựa vào dữ liệu để tạo liên kết với khách hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những dữ liệu này, doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức lưu trữ dữ liệu để truy cập và quản lý thuận tiện nhất. Đồng thời đảm bảo dữ liệu không bị rò rỉ hay mất mát bởi các cuộc tấn công mạng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cũng nên có những biện pháp bảo mật để bảo vệ an toàn cho dữ liệu. Tránh tình trạng mất dữ liệu gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hệ thống lưu trữ của doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều thiết bị hoặc đơn vị lưu trữ. Nhưng dù triển khai bất kỳ phương pháp nào, bạn cũng phải đảm bảo nó phù hợp với nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Cloud Server có lợi thế như nào cho việc kinh doanh của bạn?

tại sao lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp lại quan trọng

3. Bốn phương pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

3.1. Tại chỗ

Phương pháp này được coi là hình thức lưu trữ dữ liệu gốc. Lưu trữ dữ liệu tại chỗ là phương pháp liên quan đến việc sở hữu và quản lý các máy chủ của doanh nghiệp. Đối với các công ty lớn, máy chủ này có thể được đặt trong trung tâm dữ liệu riêng. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, chúng được đặt trong một phòng dữ liệu ở văn phòng.

Khi sử dụng phương pháp này, các chủ sở hữu dữ liệu phải xây dựng và giám sát cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin lưu trữ. Chủ doanh nghiệp có quyền kiểm soát tối đa đối với mạng lưới và dữ liệu của mình. Đồng thời phải chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống lưu trữ. Chẳng hạn như thay thế các thiết bị lỗi thời, cập nhật và vá phần mềm, thiết lập các giao thức truy cập,... 

3.2. Thuê vị trí

Mặc dù nhiều doanh nghiệp vẫn muốn lưu trữ dữ liệu quan trọng của mình trên các thiết bị mà họ sở hữu. Tuy nhiên, họ không muốn gặp phải những khó khăn trong việc quản lý và xử lý sự cố về các thiết bị đó. Nếu doanh nghiệp tự mình triển khai hạ tầng lưu trữ, điều này có thể gây thách thức về nhu cầu nguồn điện, hệ thống làm mát hay các công việc triển khai dịch vụ trên cơ sở hạ tầng CNTT. Bằng cách thuê trung tâm dữ liệu bên ngoài, các doanh nghiệp có thể đạt được sự linh hoạt cũng như giữ quyền kiểm soát hoàn toàn dữ liệu của mình.

Thay vì phải tốn nhiều chi phí vận hành, thuê ngoài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản ngân sách liên quan đến điện và hệ thống làm mát. Các tùy chọn kết nối của trung tâm dữ liệu cho phép doanh nghiệp dễ dàng tích hợp các tính năng. Đồng thời được bảo mật chặt chẽ từ các giải pháp của nhà cung cấp. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết mọi sự cố bất ngờ 24/7 một cách tối ưu và nhanh chóng.

3.3. Public Cloud

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn đầu tư vào phần cứng đắt tiền để lưu trữ dữ liệu. Khi đó, việc chuyển toàn bộ dữ liệu lên dịch vụ đám mây là phương pháp an toàn và tiết kiệm nhất. Các giải pháp Public Cloud có khả năng mở rộng linh hoạt, dễ dàng cung cấp thêm hoặc bớt tài nguyên phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khả năng truy cập nhanh chóng vào đám mây cũng cho phép nhân viên sử dụng dữ liệu từ xa dù ở bất cứ đâu hay bất cứ lúc nào. Các kiến trúc Public Cloud cũng hỗ trợ chiến lược edge computing được sử dụng bởi các công ty trong lĩnh vực IoT. Nhờ đó giúp họ mở rộng mạng lưới đến các khu vực khó tiếp cận và giảm thiểu độ trễ. 

3.4. Private Cloud

Tuy nhiên, Public Cloud cũng có rủi ro nhất định. Tính chất mở của môi trường này khiến việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm gặp khó khăn bởi các truy cập trái phép. Do đó, các doanh nghiệp có thể triển khai môi trường Private Cloud thông qua một trung tâm dữ liệu ảo hóa. Phương pháp này sẽ cung cấp mức độ bảo mật cao hơn, cùng sự kết hợp với các giao thức mã hóa. Các phương pháp tiếp cận mới như hybrid và multi-cloud cho phép lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trong môi trường Private Cloud an toàn. Đồng thời vẫn tận dụng được sử mạnh tính toán của các dịch vụ Public Cloud.

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của việc thuê Cloud Server đối với mỗi doanh nghiệp

lưu trữ dữ liệu private cloud

Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 4 phương pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp. Mong rằng bạn có thể lựa chọn giải pháp tối ưu phù hợp nhất với hệ thống của mình. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn thuê máy chủ ảo Cloud Server, hãy liên hệ ngay với CloudFly để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. CloudFly là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây uy tín hàng đầu Việt Nam. Với giá chỉ từ 121đ/giờ, bạn có thể sở hữu một máy chủ chất lượng cho riêng mình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

>>> Xem thêm:

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ