Ngày đăng: 10 tháng 11 năm 2024
Trong thời đại số, việc di chuyển các ứng dụng và dịch vụ lên đám mây công cộng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn lo ngại về vấn đề bảo mật và tính riêng tư của dữ liệu. VPC ra đời để giải quyết những lo ngại này. Nó cung cấp một lớp bảo mật bổ sung, giúp bạn bảo vệ dữ liệu và ứng dụng của mình khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Hãy tìm hiểu về VPC là gì và các thành phần của nó qua bài viết dưới đây của CloudFly.
VPC (Virtual Private Cloud - Đám mây riêng ảo) là một môi trường đám mây an toàn và biệt lập, hoạt động trên hạ tầng Public Cloud nhưng dành riêng cho một khách hàng cụ thể. Nó cho phép bạn triển khai ứng dụng, lưu trữ dữ liệu và xây dựng website. Cũng như thực hiện các tác vụ khác trong một không gian riêng tư, bảo mật. Khác với các đám mây riêng truyền thống, VPC được vận hành từ xa bởi nhà cung cấp Public Cloud. Đây là kết hợp giữa sự linh hoạt của Public Cloud và tính riêng tư của Private Cloud.
Không chỉ vậy, VPC cũng cung cấp các tính năng linh hoạt của Public Cloud như tự động mở rộng, sao lưu và phục hồi dữ liệu. Nhưng đi kèm với các lớp bảo mật như các nhóm bảo mật (Security Groups) và các quyền kiểm soát truy cập chặt chẽ. Có thể nói, VPC là lựa chọn lý tưởng khi bạn muốn khai thác sức mạnh của đám mây công cộng. Cũng như đảm bảo an toàn và kiểm soát cao trong môi trường làm việc của mình.
>>> Xem thêm: Amazon VPC Là Gì? Các Thành Phần Của Amazon VPC
Trong môi trường VPC, nhà cung cấp đảm bảo dữ liệu của mỗi khách hàng được cách ly an toàn và ngăn chặn truy cập trái phép từ những người dùng khác. Điều này đạt được nhờ các chính sách bảo mật. Chẳng hạn như phân chia VLAN riêng hoặc cung cấp subnet và VPN cho khách hàng.
VPC được xây dựng từ nhiều thành phần nhỏ, giúp tạo ra một môi trường đám mây riêng an toàn và linh hoạt. Dưới đây là các thành phần chính của VPC:
Mỗi VPC sẽ được cấp các khối địa chỉ IPv4 và IPv6 để dùng cho các máy ảo và tài nguyên đám mây khác.
Subnet là một phần của VPC với một dải địa chỉ IP cụ thể và mỗi subnet được đặt trong một Availability Zone (AZ). Subnet có thể được cấu hình để phục vụ các loại lưu lượng khác nhau.
Các route tables chứa các quy tắc định tuyến (router) giúp xác định cách thức lưu lượng mạng di chuyển giữa các subnet trong VPC. Mỗi subnet cần phải liên kết với một route table. Và người dùng có thể tạo các route table tùy chỉnh để kiểm soát lưu lượng cho từng subnet.
Internet Gateway (IGW) cho phép các tài nguyên trong VPC kết nối với internet. Để VPC có thể truy cập internet, người dùng cần tạo IGW và liên kết nó với VPC.
Đây là các địa chỉ IP cố định có thể gán cho máy ảo trên VPC. Elastic IP giúp giữ nguyên địa chỉ IP của máy ảo ngay cả khi máy khởi động lại hoặc chuyển sang một máy chủ vật lý khác.
Network/Subnet Security đảm bảo rằng chỉ những người dùng được phép mới có quyền truy cập vào các tài nguyên đám mây trong VPC. Người dùng có thể cấu hình bảo mật cho VPC thông qua Security Group và Network Access Control List (NACL). Điều này giúp kiểm soát quyền truy cập và bảo vệ các tài nguyên trong VPC.
VPC mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty muốn tận dụng tối đa các dịch vụ đám mây công cộng:
>>> Xem thêm: 5 Điều Cần Biết Về Virtual Private Server
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về VPC là gì và các thành phần của VPC. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: