Danh mục

Tìm kiếm
/

Mục lục

Không có mục lục
Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

8 Trình Quản Lý Tệp Tốt Nhất Trên Linux

Hệ điều hành Linux cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn đa dạng về trình quản lý tệp. Mỗi trình quản lý sở hữu những ưu điểm và tính năng riêng biệt, đáp ứng nhu cầu quản lý tệp tin hiệu quả và linh hoạt. Bài viết dưới đây của CloudFly sẽ giới thiệu chi tiết 8 trình quản lý tệp tốt nhất trên Linux hiện nay. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm và tính năng nổi bật của mỗi loại để lựa chọn công cụ phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.

8 trình quản lý tệp tốt nhất trên linux

1. Nautilus

Nautilus là trình quản lý tệp Linux mặc định trên desktop GNOME, nổi tiếng với giao diện trực quan, dễ sử dụng và tích hợp nhiều tính năng hữu ích. Nó không chỉ cung cấp các tính năng chuẩn của các trình quản lý tệp tin thông thường, mà còn bổ sung một GUI thân thiện giúp tăng cường tính hữu dụng. Người dùng có thể tìm thấy nhiều phần mở rộng có thể tích hợp vào Nautilus thông qua tiện ích Add/Remove Software (tìm kiếm theo từ khóa “nautilus”). 

  • Ưu điểm: Giao diện đồ họa đơn giản, dễ sử dụng. Hỗ trợ tích hợp tốt với môi trường desktop GNOME.
  • Nhược điểm: Thiếu nhiều tính năng nâng cao so với các trình quản lý tệp khác.

2. Dolphin

Dolphin là trình quản lý tệp mặc định trên môi trường desktop KDE, thay thế cho Konqueror từ phiên bản KDE 4. Nó được đánh giá cao với đầy đủ tính năng cần thiết của một trình quản lý tệp. Người dùng có thể tận dụng các tính năng như Network Transparency, Undo, đổi tên hàng loạt, phân chia khung nhìn, bảng neo, tích hợp bộ mã hóa, thanh kéo phóng đại, và nhiều tính năng khác.

  • Ưu điểm: Đầy đủ tính năng, khả năng tùy biến cao, hỗ trợ nhiều plugin và kịch bản.
  • Nhược điểm: Tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống, có thể cảm thấy phức tạp đối với người dùng mới.

3. Thunar

Thunar là trình quản lý tệp mặc định trên desktop Xfce 4, và được phát hành cùng với phiên bản Enlightenment mới nhất (E17). Nhờ tính nhẹ nhàng, tốc độ và độ tin cậy cao, Thunar được thiết kế để mở rộng và phát triển dựa trên thư viện thunarx. Trình quản lý này cho phép người dùng mở rộng tính năng với các thuộc tính nâng cao. Chẳng hạn như hỗ trợ nén dữ liệu, quản lý thiết bị đa phương tiện, đổi tên hàng loạt, tạo hình thu nhỏ và tùy chỉnh các hành động. Không chỉ vậy, người dùng có thể chuyển đổi giữa Pathbar và Toolbar trong Location Selector. Cũng như tạo các hành động tùy chỉnh để thêm các menu mới cho các tác vụ khác nhau. Ví dụ như in ấn hoặc đổi tên tệp qua menu chuột phải.

  • Ưu điểm: Nhẹ nhàng, nhanh chóng, tiêu tốn ít tài nguyên hệ thống. Giao diện đơn giản và dễ hiểu.
  • Nhược điểm: Thiếu đi các tính năng nâng cao, không phù hợp cho những người dùng cần nhiều tính năng hơn.

trình quản lý tệp thunar

4. Krusader

Krusader là một trình quản lý tệp của KDE, được thiết kế để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nếu bạn đã quen với Midnight Commander hay Gnome Commander, Krusader cũng sẽ là một lựa chọn phù hợp cho máy tính của bạn. 

Krusader có một Learning Curve thấp, điều này có nghĩa là bạn có thể nhanh chóng làm quen với giao diện của nó mà không gặp phải quá nhiều khó khăn. Ngoài ra, trình quản lý này còn cung cấp hai giao diện đồ họa và Command Line có thể được mở bổ sung ở phía cuối của cửa sổ. Krusader cũng hỗ trợ đồng bộ hóa từ xa, tính năng tìm kiếm nâng cao, bảng popup, lịch sử lướt thư mục, nhiều loại cửa sổ, phím tắt,... Nhờ đó giúp tối ưu hóa quản lý tệp tin trên hệ điều hành Linux.

  • Ưu điểm: Giao diện hai cửa sổ trực quan, dễ sử dụng. Hỗ trợ nhiều phím tắt, giúp thao tác nhanh chóng và hiệu quả.
  • Nhược điểm:Giao diện hai cửa sổ có thể không quen thuộc với một số người dùng.

5. Midnight Commander

Midnight Commander là một trong những trình quản lý tệp tin đầu tiên trên hệ điều hành Linux, dựa trên ý tưởng của Norton Commander trên DOS. Được phát triển dưới dạng ứng dụng Ncurses, Midnight Commander chạy trong môi trường cửa sổ Terminal. Nó hỗ trợ nén dữ liệu, quản lý các gói rpm và deb, kết nối đến các máy chủ từ xa. Đồng thời cung cấp tính năng soạn thảo văn bản nhúng với cú pháp hiển thị.

Mặc dù Midnight Commander được biết đến với tính linh hoạt cùng khả năng đơn giản hóa các tác vụ quản lý tệp tin và thư mục. Nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn phù hợp cho việc quản lý tệp trên máy chủ.

  • Ưu điểm: Trình quản lý tệp dòng lệnh Linux, giao diện dễ sử dụng trong terminal. Hỗ trợ các lệnh và phím tắt linh hoạt.
  • Nhược điểm: Không có giao diện đồ họa, yêu cầu người dùng có kiến thức về dòng lệnh.

6. Gnome Commander

Gnome Commander là phiên bản dựa trên GTK+ của trình quản lý tệp Midnight Commander, được biết đến với tính đáng tin cậy. Đây là một trình quản lý tệp dạng bảng, chia sẻ các tính năng của Midnight Commander và cung cấp một giao diện đồ họa người dùng (GUI) tiện lợi hơn. 

Gnome Commander hỗ trợ đa dạng các kết nối từ xa như Samba, FTP, Windows Share, WebDAV, Secure WebDAV và SSH. Bên cạnh đó, nó còn tích hợp các tính năng như Root Mode, phím tắt tùy chỉnh, đổi tên hàng loạt, tìm kiếm tích hợp, trợ giúp, thông dịch, kéo thả tệp, đồng bộ hóa thư mục và hệ thống plug-in linh hoạt. Đối với những người dùng đang sử dụng Midnight Commander và muốn chuyển sang một công cụ đơn giản hóa hơn với giao diện đồ họa, Gnome Commander là lựa chọn phù hợp.

  • Ưu điểm: Giao diện đồ họa, hỗ trợ tích hợp tốt với môi trường desktop GNOME. Đầy đủ các tính năng cơ bản của một trình quản lý tệp.
  • Nhược điểm: Không có tính năng nâng cao và không phù hợp cho người dùng muốn nhiều tùy chọn tùy chỉnh.

trình quản lý tệp gnome commander

7. Konqueror

Mặc dù KDE đã thay thế trình quản lý tệp Konqueror bằng Dolphin trong các phiên bản KDE 4. Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng Konqueror như một trình quản lý tệp tin chính. Konqueror tích hợp đầy đủ các tính năng của một trình quản lý tệp tin. Đồng thời hỗ trợ việc mở rộng chức năng thông qua các plug-in như ZIP, tar, smb, ed2k, HTTP và FTP bằng giao thức KIO.

Bạn có thể sử dụng Konqueror để duyệt đĩa CD âm thanh và video, sau đó thực hiện sao chép chúng bằng cách kéo và thả một cách dễ dàng. Konqueror có thể hoạt động như một trình quản lý tệp cục bộ hoặc từ xa. Nó cũng tích hợp một trình xem phổ dụng cho phép người dùng xem nhiều loại tệp tin và thư mục trong cùng một cửa sổ.

  • Ưu điểm: Đa chức năng, có thể sử dụng như một trình duyệt web và quản lý tệp. Hỗ trợ nhiều tính năng đặc biệt.
  • Nhược điểm: Phức tạp và không phù hợp cho người dùng muốn một ứng dụng tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể.

8. PCMan File Manager

PCMan là một trình quản lý cửa sổ nhanh và nhẹ, khác biệt so với các trình quản lý file khác do có tính năng nhiều cửa sổ tab. Người dùng có thể mở và di chuyển file giữa các tab một cách dễ dàng. 

PCMan tích hợp nhiều tính năng hữu ích như quản lý dữ liệu, âm thanh, tìm kiếm file, kéo thả, khởi động nhanh, hỗ trợ bookmark, xử lý các file mã hóa không sử dụng UTF-8, và có một giao diện GTK+ 2 dễ sử dụng. Ngoài ra, trình quản lý này còn cung cấp tính năng mở terminal cho thư mục hiện tại hoặc với quyền root.

  • Ưu điểm: Nhẹ nhàng, nhanh chóng, tiêu tốn ít tài nguyên hệ thống. Hỗ trợ tốt cho môi trường desktop LXDE và LXQt.
  • Nhược điểm: Thiếu đi tính năng so với các trình quản lý tệp mạnh mẽ hơn.

trình quản lý tệp pcman file manager

>>> Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 8 trình quản lý tệp tốt nhất trên Linux. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký SSL hoặc máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ