Ngày đăng: 8 tháng 7 năm 2024
File host là một thành phần quan trọng trong hệ thống DNS của máy tính, giúp bạn chia sẻ và lưu trữ dữ liệu một cách hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về file host là gì và những công dụng của nó, hãy theo dõi bài viết dưới đây của CloudFly. Chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về dịch vụ này.
File hosting là một dịch vụ cho phép bạn tải lên và lưu trữ các tệp tin trên một máy chủ, đồng thời chia sẻ chúng với người khác. Dịch vụ này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm sao lưu, chia sẻ, hợp tác, hoặc phân phối dữ liệu.
Một file host là một tệp tin lưu trữ thông tin địa chỉ IP của máy chủ và domain được trỏ tới. Nó hoạt động như một DNS nhỏ trên máy tính, giúp các hệ điều hành xác định được IP của máy chủ nơi tên miền đang được quản lý. Ngoài ra, file host có thể được sử dụng để chỉnh sửa các thiết lập hệ thống, chặn hoặc chuyển hướng các website, hoặc đăng nhập vào Facebook khi bị chặn.
Bạn có thể sử dụng file host để chuyển hướng một site này đến một site khác. Ví dụ, nếu bạn muốn chuyển hướng từ facebook.com sang twitter, bạn chỉ cần nhập facebook.com vào thanh địa chỉ trình duyệt và trình duyệt sẽ tự động hiển thị trang Twitter. Bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tìm địa chỉ IP của Twitter. Sau đó, bạn mở cửa sổ dòng lệnh bằng cách nhấn Start, gõ Command Prompt và nhấn Enter.
Bước 2: Tiếp theo, bạn gõ lệnh ping twitter.com để xem địa chỉ IP của trang.
Bước 3: Bạn thêm dòng lệnh sau vào file host: "99.59.150.39 facebook.com".
Dòng lệnh này giúp máy tính liên kết tên miền facebook.com với địa chỉ IP của Twitter. Như vậy, mỗi khi truy cập facebook.com, trình duyệt sẽ chuyển hướng đến trang Twitter.
Một công dụng khác của file host là ngăn chặn các trang web xấu hay những ứng dụng không mong muốn. Bạn chỉ cần chỉnh sửa file host để trỏ tên miền của trang web đó đến một địa chỉ IP không hợp lệ, khi đó trang web sẽ không thể truy cập được. Để chặn một trang web, bạn thêm một dòng với cấu trúc: "127.0.0.1 tên_website" vào file host.
127.0.0.1 là địa chỉ IP loopback của máy tính. Nghĩa là khi bạn cố gắng kết nối với địa chỉ này, máy tính sẽ cố gắng kết nối với chính nó. Do đó, kết nối sẽ không thể tìm thấy máy chủ và hiệu quả ngăn chặn trang web từ việc tải về vào máy tính của bạn.
File host cũng có thể được sử dụng để tạo tên miền cục bộ cho máy tính. Ví dụ, nếu bạn có một máy chủ nội bộ, bạn có thể đặt tên cho nó. Đồng thời có thể truy cập nhanh bằng cách nhập tên đó vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Điều này giúp bạn dễ dàng quản lý và truy cập vào các máy chủ trong mạng nội bộ của mình.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên truy cập vào cấu hình của router, bạn cũng có thể gán tên cho router và trỏ địa chỉ IP của nó vào tên đó trong file host. Khi đó, bạn chỉ cần gõ tên của router vào thanh địa chỉ của trình duyệt để truy cập mỗi khi cần.
Nếu bạn đang quản lý nhiều website trên cùng một host hoặc VPS, bạn có thể chạy thử nghiệm web server bằng cách thêm vào file host. Khi lập trình, việc chạy thử ứng dụng web trên localhost là điều cần thiết để xác mình hoạt động của nó. Các trang web có thể chạy trên localhost, 127.0.0.1, hoặc địa chỉ IP của localhost.
Tuy nhiên, localhost có một số hạn chế. Chẳng hạn như nếu bạn định phát triển một trang web thương mại điện tử, bạn sẽ cần phải public trang web của mình nếu muốn xem trang web trên miền tùy chỉnh. Ngoài ra, khi debug các vấn đề liên quan đến cổng thanh toán, có thể xảy ra trường hợp không hỗ trợ URL hoặc IP localhost trong trường hợp thanh toán thành công. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thêm miền tùy chỉnh vào file host và thực hiện quy trình thanh toán trên localhost.
File host là một tập tin quan trọng trong hệ điều hành Windows. Điều này đồng nghĩa rằng chỉ có các quản trị viên mới có thể sửa đổi các file này. Vì vậy, khi sử dụng máy tính của bạn với quyền người dùng thường, bạn sẽ không được phép chỉnh sửa file host.
Ngoài ra, có thể có các chương trình ứng dụng đang sử dụng hoặc can thiệp vào file host mà bạn không biết. Do đó, bạn không thể sửa đổi hoặc lưu lại thay đổi khi file host đang hoạt động.
Để chỉnh sửa và lưu lại file hosts trong Windows, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn sao lưu file hosts từ thư mục C:\Windows\System32\drivers\etc ra một thư mục khác trên máy tính của bạn.
Bước 2: Trước khi sao chép file hosts vào thư mục gốc, bạn hãy xóa phần mở rộng .txt (nếu có) của file hosts.
Bước 3: Sau đó, bạn sao chép file hosts đã sửa đổi vào lại thư mục C:\Windows\System32\drivers\etc.
Bước 1: Bạn click chuột phải vào file hosts trong thư mục C:\Windows\System32\drivers\etc.
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn Properties. Và bỏ chọn thuộc tính Read-only.
Bước 4: Bạn nhấn OK để lưu thay đổi và đóng cửa sổ.
Bây giờ bạn đã có thể chỉnh sửa và lưu file hosts như bình thường.
Bước 1: Nếu chưa có, bạn có thể tải và cài đặt phần mềm Notepad++.
Bước 2: Sau đó, bạn click chuột phải vào file hosts và chọn Edit with Notepad++.
Bước 3: Bạn thực hiện các thay đổi cần thiết trong file hosts.
Bước 4: Sau khi chỉnh sửa xong, bạn có thể lưu lại file hosts bằng cách nhấn Ctrl + S hoặc chọn File và nhấn Save.
Bước 5: Nếu Notepad++ có thông báo hiển thị, bạn nhấn Yes để hoàn thành lưu thay đổi.
Bước 1: Đầu tiên, bạn click chuột phải vào file hosts và chọn Properties.
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn tab Security.
Bước 3: Bạn click vào tên người dùng mà bạn đang sử dụng. Rồi chọn Edit.
Bước 4: Bạn chọn lại tên người dùng và tích vào ô Full control.
Bước 5: Sau đó, bạn nhấn OK để lưu các thay đổi và nhấn Apply.
>>> Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về file host là gì và công dụng của file host. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: