Danh mục

Tìm kiếm
/

Danh mục

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Cyber Security Là Gì? Các Loại Cyber Security Phổ Biến

Ngày đăng: 30 tháng 8 năm 2024

Trong kỷ nguyên số, các cuộc tấn công mạng diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Để bảo vệ doanh nghiệp, tổ chức và thông tin cá nhân, Cyber Security đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này của CloudFly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Cyber Security là gì và các loại Cyber Security phổ biến hiện nay. Hãy theo dõi ngay để bảo vệ an toàn cho hệ thống và dữ liệu của bạn nhé. 

cyber security là gì

1. Cyber Security là gì?

Cyber Security (hay còn gọi là An ninh mạng) là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là hệ thống tổng hợp các hoạt động nhằm bảo vệ thông tin và dữ liệu trên các thiết bị khỏi các cuộc tấn công mạng. Bao gồm máy tính, máy chủ, và thiết bị di động,... 

Trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, các tổ chức và doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro bảo mật từ các cuộc xâm nhập trái phép. Vì vậy, việc phát triển và nâng cấp hệ thống an ninh mạng toàn diện là giải pháp hàng đầu để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và hoạt động của họ.

2. Tầm quan trọng của Cyber Security

Khi công nghệ ngày càng phát triển và trở nên phổ biến, Cyber Security đang được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Với số lượng các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng, nhằm mục đích đánh cắp dữ liệu và thông tin cá nhân. Cyber Security trở thành một công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi và danh tính của cá nhân, tổ chức, và doanh nghiệp. Một hệ thống an ninh mạng chuyên nghiệp không chỉ giúp ngăn chặn các cuộc tấn công, mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi giao dịch và sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp có hệ thống bảo mật tốt.

Vì vậy, Cyber Security đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ các cá nhân, tổ chức, và doanh nghiệp. Để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng, việc xây dựng một hệ thống bảo mật toàn diện và đạt tiêu chuẩn ngay từ bây giờ là điều cần thiết.

3. Các loại Cyber Security phổ biến

Tùy theo tình hình thực tế mà doanh nghiệp có thể lựa chọn loại Cyber Security phù hợp với nhu cầu của mình.

3.1. Cyber Security

An ninh mạng là hệ thống bảo vệ chống lại các cuộc tấn công từ hacker bên ngoài và các nguy cơ từ bên trong. Để quản lý và bảo vệ hệ thống hiệu quả, Cyber Security đảm bảo rằng các thiết bị và phần mềm bảo mật được cập nhật thường xuyên. Đồng thời có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa.

Việc cài đặt phần mềm bảo mật thông tin trên máy tính là rất quan trọng để duy trì an toàn cho dữ liệu của bạn. Điều này giúp bạn tránh khỏi các cuộc tấn công từ virus và hành động truy cập trái phép.

3.2. Bảo mật ứng dụng (App Security)

App Security, hay Bảo mật ứng dụng, là phần mềm giúp bảo vệ thiết bị của bạn khỏi các mối nguy hiểm và đe dọa từ các cuộc tấn công. Nó đảm bảo rằng chỉ những người dùng được cấp quyền mới có thể truy cập vào dữ liệu, từ đó ngăn chặn các xâm nhập trái phép.

Bên cạnh đó, App Security luôn được cập nhật phiên bản mới để ứng phó với các mối đe dọa an ninh mạng hiện đại. Việc cập nhật thường xuyên sẽ giúp bảo vệ ứng dụng của bạn khỏi những cuộc tấn công mới và giữ cho thiết bị của bạn luôn an toàn.

bảo mật ứng dụng

3.3. Bảo mật thông tin (Information and Data Security)

Trong hệ thống mạng và ứng dụng, dữ liệu là thành phần quan trọng nhất. Vì vậy, việc bảo mật thông tin và dữ liệu là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà mọi doanh nghiệp và tổ chức cần lên kế hoạch chi tiết để thực hiện.

Doanh nghiệp cần phải tăng cường bảo vệ thông tin và dữ liệu của khách hàng bằng cách thiết lập các lớp bảo mật riêng biệt. Điều này giúp đảm bảo sự riêng tư và an toàn cho dữ liệu cá nhân, thông tin vận chuyển và nhiều loại dữ liệu khác.

3.4. Phục hồi dữ liệu bị lỗi và tính liên tục

Trong bất kỳ hệ thống hay phần mềm nào, việc gặp phải lỗi và mất dữ liệu đều có thể xảy ra. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch khắc phục và giải pháp phục hồi an ninh mạng. Những biện pháp này sẽ giúp đảm bảo hệ thống dữ liệu luôn được duy trì và có khả năng khôi phục nhanh chóng khi gặp sự cố. Đồng thời, hệ thống phục hồi cũng giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi đang gặp khó khăn về nguồn lực. Từ đó giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ lợi nhuận.

3.5. Giáo dục đối với người dùng cuối

Vấn đề về an ninh mạng không chỉ do lỗi từ bên quản lý thông tin mà còn có thể xuất phát từ người cung cấp thông tin. Đôi khi, sự bất cẩn của người dùng có thể tạo ra những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho các hacker xâm nhập vào dữ liệu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Truy cập email và mở các tập tin liên kết không rõ nguồn gốc.
  • Sử dụng USB không cẩn thận, có thể gây lây nhiễm virus vào máy tính và gây ra các vấn đề nguy hiểm khác.
  • Truy cập vào các phần mềm quảng cáo trên mạng đã cài sẵn phần mềm độc hại.
  • Trong các cuộc tấn công SQL Injection, hacker có thể chèn mã độc vào thanh công cụ “Tìm kiếm” để tấn công các website có bảo mật yếu.

4. Thách thức của Cyber Security là gì?

4.1. Các cuộc tấn công an ninh mạng

Các công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng cũng tạo cơ hội cho hacker phát triển các thủ đoạn tinh vi hơn. Điều này gây ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với hệ thống bảo mật còn yếu. Họ phải liên tục cập nhật và theo kịp những thay đổi trong hành vi tấn công của hacker để bảo vệ bản thân hiệu quả.

4.2. Phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại là các chương trình máy tính được tạo ra để gây hại cho hệ thống. Cũng như đánh cắp thông tin cá nhân, thực hiện tấn công mạng hoặc thực hiện các hành động trái phép khác. Những phần mềm này thường hoạt động ẩn danh và không được phép của người dùng. Một số loại phần mềm độc hại phổ biến hiện nay bao gồm: Trojan, Malware, Virus, Worm, và Ransomware.

4.3. Hành vi lừa đảo

Hiện nay có một hình thức lừa đảo phổ biến là gửi email giả mạo. Các hacker thường gửi những email tương tự như các nguồn đáng tin cậy để người dùng nhấp vào liên kết trong email. Khi đó, chúng có thể xâm nhập vào hệ thống và đánh cắp thông tin nhạy cảm. Chẳng hạn  như thông tin đăng nhập, tài khoản tín dụng, và nhiều dữ liệu cá nhân khác.

Để bảo vệ thông tin cá nhân của mình, bạn hãy luôn cảnh giác với các email đáng nghi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng công nghệ lọc email độc hại để giảm thiểu nguy cơ bảo mật.

4.4. Social Engineering 

Social Engineering, hay còn gọi là tấn công phi kỹ thuật, là một chiến thuật tinh vi mà những kẻ xấu sử dụng để lấy thông tin cá nhân của bạn. Chúng có thể dùng thông tin này để thực hiện các hành động xấu. Bao gồm việc tống tiền, đe dọa, hoặc truy cập vào dữ liệu bí mật của doanh nghiệp.

Thông thường, Social Engineering được kết hợp với các thủ đoạn khác. Chẳng hạn như lừa người dùng nhấp vào liên kết hoặc tải xuống các phần mềm độc hại và không an toàn. Vì vậy, bạn cần phải luôn cảnh giác để bảo vệ thông tin cá nhân của mình.

social engineering

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Cyber Security là gì và các loại Cyber Security phổ biến. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ