Danh mục

Tìm kiếm
/

Danh mục

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

So Sánh Sự Khác Biệt Giữa SSL Miễn Phí Và SSL Trả Phí

Ngày đăng: 25 tháng 6 năm 2024

SSL đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin và tạo niềm tin cho người dùng khi truy cập vào trang web của bạn. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa SSL miễn phí và SSL trả phí là gì? Và nên lựa chọn loại nào phù hợp với nhu cầu của bạn? Bài viết dưới đây của CloudFly sẽ giúp bạn phân tích và hiểu rõ hơn về các đặc điểm, ưu điểm cũng như hạn chế của SSL miễn phí và SSL trả phí. Từ đó bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho website của mình.

so sánh sự khác biệt giữa ssl miễn phí và ssl trả phí

1. Chứng chỉ SSL miễn phí là gì?

Chứng chỉ SSL miễn phí là loại chứng chỉ mà bạn không phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng. Chúng được cấp để đảm bảo rằng tất cả các trang web có thể sử dụng HTTPS, giúp tăng cường tính bảo mật và độ tin cậy của các ứng dụng web.

2. Chứng chỉ SSL trả phí là gì?

Chứng chỉ SSL trả phí là loại chứng chỉ mà người dùng phải trả tiền để cài đặt cho một trang web. SSL trả phí được cấp và ký bởi các tổ chức phát hành chứng chỉ (CA) đáng tin cậy. Bạn có thể mua chúng từ trang web của CA hoặc từ các nhà cung cấp thứ ba.

3. So sánh sự khác biệt giữa SSL miễn phí và SSL trả phí

3.1. Chi phí

Điểm khác biệt rõ ràng nhất có thể kể đến đầu tiên giữa SSL miễn phí và SSL trả phí là chi phí. Chứng chỉ SSL miễn phí không yêu cầu người dùng chi trả bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ. Trong khi chứng chỉ SSL trả phí đòi hỏi người dùng phải chi trả một khoản phí cụ thể. Chi phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào các gói dịch vụ mà người dùng lựa chọn.

3.2. Tuổi thọ của chứng chỉ bảo mật

Sự khác biệt tiếp theo giữa hai loại chứng chỉ này là thời gian hiệu lực của chúng. Khi sử dụng SSL trả phí, người dùng có thể đăng ký chứng chỉ với thời hạn tối đa là hai năm. Sau khoảng thời gian này, người dùng sẽ cần phải gia hạn chứng chỉ bảo mật của mình. 

Đối với chứng chỉ SSL miễn phí, thời hạn sử dụng thường ngắn hơn khá nhiều. Trong một số trường hợp, thời hạn sử dụng có thể chỉ khoảng 90 ngày. Tuy nhiên, với một số loại chứng chỉ SSL miễn phí khác, thời gian sử dụng có thể là vô thời hạn.

3.3. Tùy chọn chứng chỉ bảo mật

Với chứng chỉ SSL trả phí, người dùng có nhiều lựa chọn về các mô hình và loại SSL, mỗi loại sẽ thuộc các cấp độ khác nhau. Các loại chứng chỉ bảo mật SSL trả phí bao gồm Alpha SSL (AV), Domain SSL (DV), Organization SSL (OV), Extended Validation SSL (EV), v.v. Trong đó, EV SSL là một loại chứng chỉ mở rộng mang lại mức độ an toàn và đáng tin cậy cao nhất. Nó được khách hàng ưa chuộng vì hiển thị thanh địa chỉ màu xanh giúp dễ dàng nhận diện. Tuy nhiên, để sử dụng loại chứng chỉ này, người dùng phải trải qua quá trình xác thực nghiêm ngặt.

Ngược lại, với chứng chỉ bảo mật SSL miễn phí, người dùng chỉ có thể lựa chọn chứng chỉ xác nhận tên miền (DV). Nếu bạn muốn hiển thị tên doanh nghiệp trong thanh địa chỉ màu xanh. Hoặc có nhu cầu thêm thông tin chi tiết về chứng chỉ, hay thậm chí cần phát hành nhiều chứng chỉ bảo mật cho nhiều người. Thì SSL miễn phí không phải là lựa chọn phù hợp.

3.4. Độ an toàn

Thông tin dữ liệu được coi là một tài sản vô cùng quý giá và quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Việc tiết lộ thông tin dữ liệu quan trọng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, vấn đề bảo mật an toàn luôn được đặt lên hàng đầu ưu tiên.

Khi thuê chứng chỉ bảo mật SSL trả phí từ các nhà cung cấp dịch vụ, website của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ một cách an toàn và hiệu quả. Mọi thông tin dữ liệu trao đổi giữa website và người dùng được mã hóa cũng như giám sát chặt chẽ bằng các công nghệ chuyên nghiệp và các giải pháp đặc biệt từ các nhà cung cấp.

Tuy nhiên, với chứng chỉ bảo mật SSL miễn phí, nó cung cấp một giấy chứng nhận để xác minh bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tên miền. Vì vậy, SSL miễn phí không đi kèm các tính năng hỗ trợ bảo mật và cam kết như các dịch vụ trả phí thông thường.

độ an toàn của ssl miễn phí và ssl trả phí

3.5. Hỗ trợ kỹ thuật

Thực tế, khi bạn sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL trả phí, các nhà cung cấp có trách nhiệm bảo hành, hỗ trợ khi cần thiết. Đồng thời có chính sách bồi thường trong trường hợp chứng chỉ bảo mật gặp vấn đề không mong muốn. Điều này có nghĩa là nếu website của bạn gặp phải lỗi liên quan đến SSL trong quá trình sử dụng, nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm khắc phục những vấn đề đó.

Còn đối với chứng chỉ bảo mật SSL miễn phí, người dùng sẽ phải tự chịu rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Do không có sự hỗ trợ hay cam kết nào từ các nhà cung cấp.

>>> Xem thêm:

4. Nên sử dụng SSL miễn phí hay SSL trả phí? 

Sau khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa SSL miễn phí và SSL trả phí, có thể thấy, SSL miễn phí là một sự lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều này bởi vì nó hoàn toàn miễn phí và dễ dàng sử dụng. Đây cũng là lựa chọn thích hợp để chuyển đổi sang giao thức HTTPS. Bạn có thể đăng ký SSL miễn phí tại các nhà cung cấp lớn để đảm bảo chất lượng và bảo mật tốt. Trong đó, Let’s Encrypt phù hợp cho việc tạo ra các trang web cá nhân hoặc blog, nơi mà vấn đề bảo mật không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đối với các website quy mô lớn, đặc biệt là các nền tảng thương mại điện tử, ngân hàng trực tuyến hoặc các trang web thực hiện thanh toán trực tuyến. Việc lựa chọn chứng chỉ SSL trả phí là giải pháp tối ưu nhất. Điều này đảm bảo mức độ bảo mật cao và đáng tin cậy cho toàn bộ hoạt động của website. Nếu bạn cần sử dụng SSL trả phí, bạn có thể tham khảo các loại SSL dưới đây:

  • DV: Chứng chỉ SSL để xác thực tên miền, bảo vệ website tránh khỏi các cuộc tấn công từ tin tặc.
  • OV: Chứng chỉ SSL để xác thực tổ chức, được đánh giá cao về độ tin cậy.
  • EV: Chứng chỉ SSL mở rộng để tăng cường mức độ tin cậy cao nhất cho website của bạn.

5. Đăng ký chứng chỉ SSL chất lượng tại CloudFly

CloudFly là một đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ, uy tín hàng đầu Việt Nam mà bạn có thể lựa chọn. Dịch vụ SSL giá rẻ tại đây giúp tăng độ tin tưởng của người truy cập đối với trang web cũng như doanh nghiệp của bạn. Đồng thời hỗ trợ tốt cho SEO do được Google và các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn trên kết quả tìm kiếm. Website của bạn sẽ chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng, giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp. Không chỉ vậy, CloudFly còn đảm bảo an toàn kết nối dữ liệu giữa người dùng và trang web, chống lừa đảo và tăng sự tin tưởng với khách hàng.

>>> Xem thêm:

đăng ký chứng chỉ ssl chất lượng tại cloudfly

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa SSL miễn phí và SSL trả phí. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn

 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ