Danh mục

Tìm kiếm
/

Danh mục

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly

Bit Là Gì? Byte Là Gì? Sự Khác Nhau Của Bit Và Byte

Ngày đăng: 3 tháng 10 năm 2024

Nếu bạn hiểu về máy tính, chắc chắn bạn đã quen với hai khái niệm bit và byte. Chúng không chỉ là đơn vị đo lường dữ liệu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng ta truyền tải và lưu trữ thông tin. Tuy có vẻ giống nhau, nhưng bit và byte có sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc và chức năng. Trong bài viết này, CloudFly sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về bit là gìbyte là gì. Cũng như tìm hiểu sự khác nhau giữa chúng, và ứng dụng của hai đơn vị này trong thế giới công nghệ hiện đại. Hãy theo dõi ngay nhé!

bit là gì byte là gì

1. Bit là gì? 

Bit, viết tắt của từ "binary digit" và ký hiệu là "b", là đơn vị nhỏ nhất để biểu thị thông tin trong máy tính. Nó được sử dụng để đo dung lượng của các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, thẻ nhớ, USB, RAM, và ROM. Thông thường, bit được biểu diễn dưới dạng số nhị phân, thường là 0 hoặc 1. Trong lập trình máy tính, đơn vị này đại diện cho hai trạng thái cơ bản: bật hoặc tắt, có hoặc không. Mỗi bit chỉ có thể hiểu được một trong hai trạng thái này. Có thể nói, đây là đơn vị cơ bản và quan trọng để lưu trữ và xử lý thông tin.

2. Byte là gì?

Byte, ký hiệu là "B", là đơn vị dùng để lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính. Một Byte bao gồm 8 Bit, và có thể biểu diễn 256 giá trị khác nhau, từ 0 đến 255. Điều này có nghĩa là 1 Byte đủ để lưu trữ một ký tự đơn lẻ, chẳng hạn như chữ cái hoặc số. Để thể hiện một từ, chúng ta cần khoảng 10 Byte, và để biểu diễn một câu ngắn, cần xấp xỉ 100 Byte. Khi nhìn vào dung lượng của ổ cứng, bạn có thể thấy tổng dung lượng (Capacity), dung lượng đã sử dụng (Used space) và dung lượng còn trống (Free space). Tất cả đều được tính bằng các đơn vị Byte và các bội số của nó.

3. Sự khác nhau của Bit và Byte là gì?

Sự khác biệt cơ bản giữa bit và byte nằm ở cách sử dụng của chúng. Bit được dùng để đo tốc độ truyền tải dữ liệu. Chẳng hạn như tốc độ mạng 300Mbps (megabit mỗi giây), hoặc khả năng tính toán của CPU. Trong khi Byte dùng để biểu thị dung lượng lưu trữ  như USB 2GB hoặc ổ cứng 2TB. Byte có dung lượng lớn hơn bit và thường được sử dụng phổ biến hơn trong công nghệ thông tin. Mặc dù có thể chuyển đổi giữa hai đơn vị này, nhưng bit ít được sử dụng vì cách biểu diễn dài dòng.

4. Cách chuyển đổi từ Bit sang Byte và ngược lại

Theo tiêu chuẩn quốc tế, bit được viết tắt là "b" và byte được viết tắt là "B". Khi chuyển đổi giữa hai đơn vị này, bạn có thể thực hiện theo quy tắc như sau: Để chuyển từ bit sang byte, bạn chia số bit cho 8; còn để chuyển từ byte sang bit, bạn nhân số byte với 8.

Ví dụ:

  • Bit sang byte: 1b = 0.125B.
  • Byte sang bit: 1B = 8b.

Ngoài ra, để biểu diễn các đơn vị lớn hơn của bit và byte, bạn sử dụng các tiền tố như mega (M), giga (G), tera (T), peta (P), exa (E), zetta (Z), và yotta (Y). Những tiền tố này giúp chúng ta làm việc dễ dàng hơn với các giá trị lớn.

Ví dụ: 1 byte = 8 bit. Với một file dung lượng 10MB, dữ liệu chỉ mất khoảng 1 giây để truyền từ máy A sang máy B, với tốc độ truyền là 80Mbps (10MB x 8 = 80Mbps).

Trong hệ nhị phân, các đơn vị như KB, MB, GB tuân theo quy tắc:

1KB = 1024 byte,

1MB = 1024 KB = 1.048.576 byte,

1GB = 1024 MB = 1.073.741.824 byte.

Tương tự, bạn có thể tính toán các đơn vị tiếp theo bằng cách nhân giá trị trước đó với 1024.

cách chuyển đổi từ bit sang byte và ngược lại

5. Ứng dụng của Bit và Byte

Bit và byte giống như "ngôn ngữ" của máy tính và liên kết chặt chẽ với hệ nhị phân. Vậy chúng được ứng dụng trong đường truyền thông tin như thế nào?

5.1. Tốc độ truyền tải dữ liệu

Tốc độ truyền tải dữ liệu là lượng đơn vị dữ liệu được truyền đi trong một khoảng thời gian nhất định. Khái niệm này ra đời vào năm 2001, cùng với sự xuất hiện của giao thức SATA. Từ đó, SATA đã không ngừng phát triển qua các thế hệ. Hiện nay, đơn vị đo tốc độ truyền thông tin phổ biến là Megabit mỗi giây (Mbps hoặc Mb/s) và MegaByte mỗi giây (MBps hoặc MB/s). Tương tự như bit và byte, hai đơn vị này được sử dụng trong các trường hợp khác nhau:

  • Mbps thường được dùng để đo tốc độ mạng Internet dân dụng.
  • MBps thường được dùng để đo tốc độ tải xuống (download) hoặc cập nhật (update).

Theo chuẩn SATA, tốc độ đường truyền mỗi giây được tính bằng MBps. Với các giá trị tiêu chuẩn như 192 MB/s cho thế hệ SATA 1.0 và 768 MB/s cho thế hệ SATA 3.0. Trong giao tiếp PCI Express, phương pháp mã hóa và tính toán tốc độ cũng được áp dụng tương tự như SATA, dựa trên hệ nhị phân.

5.2. Dung lượng ổ cứng máy tính

Không chỉ trong đường truyền, bit và byte còn được dùng để biểu thị dung lượng ổ cứng trong máy tính. Để kiểm tra dung lượng, bạn có thể mở phần cài đặt hệ thống. Rồi nhấp chuột phải vào My Computer, chọn Manage và sau đó chọn Disk Management. Ở đây, bạn sẽ thấy các thông số như:

  • Desk 0: Dung lượng tổng của ổ cứng.
  • Capacity: Dung lượng khả dụng của ổ cứng.
  • Free space: Dung lượng còn trống của ổ cứng.

Các thông số này sẽ hiển thị dưới dạng byte, kilobyte, megabyte, gigabyte, và terabyte. Và thường có sự chênh lệch giữa dung lượng tổng (Desk 0) và dung lượng khả dụng (Capacity). Bởi vì một phần dung lượng ổ cứng được dành cho hệ điều hành và các tệp tin hệ thống khác.

ứng dụng của bit và byte

Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bit là gì, byte là gì và sự khác nhau giữa chúng. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký máy chủ ảo Cloud Server tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn


 

Tham gia kênh Telegram của CloudFly để nhận thêm ưu đãi và không bỏ lỡ bất kỳ khuyến mãi nào từ CloudFly
Chia sẻ