Trong thời đại công nghệ số, các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận diện. Một trong những phương thức lừa đảo mới nổi gần đây là ClickFix – một kỹ thuật khai thác tâm lý người dùng để phát tán mã độc. Vậy ClickFix là gì, nó hoạt động như thế nào? Tại sao nó lại nguy hiểm và làm thế nào để bảo vệ bản thân trước hình thức tấn công này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của CloudFly nhé.

1. ClickFix là gì?
ClickFix là một hình thức tấn công dựa trên kỹ thuật xã hội, lợi dụng tâm lý người dùng để phát tán mã độc. Kỹ thuật này hoạt động bằng cách hiển thị các thông báo như “Verify you are human by completing the action below” hoặc “Complete the Verfication Steps”. Từ đó khiến người dùng tin rằng họ cần thực hiện một hành động hợp lệ để tiếp tục. Khi làm theo hướng dẫn, họ sẽ vô tình thực thi các lệnh độc hại trên máy tính của mình.
Xuất hiện từ đầu năm 2024, ClickFix nhanh chóng trở thành một công cụ phổ biến trong các chiến dịch tấn công mạng. Kẻ tấn công sử dụng nó để phát tán phần mềm độc hại thông qua các trang web bị xâm nhập, hệ thống phân phối mã độc và thậm chí cả các email lừa đảo. Mặc dù nhiều cuộc tấn công ClickFix được triển khai trên diện rộng, nhắm vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên một số chiến dịch lại mang tính có chủ đích, hướng đến những ngành cụ thể. Điều này khiến ClickFix trở thành mối đe dọa nguy hiểm không chỉ với cá nhân mà còn với cả doanh nghiệp.
2. ClickFix hoạt động như thế nào?
ClickFix khai thác tâm lý người dùng để dụ họ thực thi mã độc theo một quy trình tinh vi:
- Dụ người dùng nhấp vào thông báo giả: Khi truy cập một trang web bị tấn công, người dùng sẽ thấy cửa sổ bật lên với nội dung như “Verify you are human by completing the action below” hoặc “Complete the Verfication Steps”. Điều này tạo cảm giác đây là một yêu cầu hợp lệ.
- Tự động sao chép mã độc vào bảng tạm: Ngay khi người dùng nhấp vào nút “Xác minh” hoặc “Sửa lỗi”, một đoạn mã PowerShell độc hại sẽ được sao chép vào bộ nhớ tạm thời của máy tính mà không hề hay biết.
- Lừa người dùng thực thi mã độc: Trang web sau đó hướng dẫn người dùng mở hộp thoại RUN trên Windows (bằng tổ hợp phím Windows + R), dán mã đã sao chép (Ctrl + V), rồi nhấn Enter.
- Phát tán phần mềm độc hại: Khi thực hiện thao tác trên, người dùng vô tình kích hoạt phần mềm độc hại, có thể là mã độc đánh cắp dữ liệu, trojan truy cập từ xa (RAT), hoặc ransomware.
Những kẻ tấn công thường bắt đầu bằng cách xâm nhập vào các trang web bằng thông tin đăng nhập đánh cắp. Sau đó, chúng cài đặt các plugin giả mạo để chèn mã độc. Khi plugin này hoạt động, nó sẽ tải xuống JavaScript độc hại, bao gồm một biến thể phần mềm giả mạo cập nhật trình duyệt.

3. Vì sao ClickFix nguy hiểm?
Như đã nói, ClickFix là một hình thức tấn công dựa trên kỹ thuật xã hội, khai thác tâm lý người dùng thay vì tìm cách vượt qua hệ thống bảo mật. Điều này khiến nó trở nên nguy hiểm vì:
- Khai thác tâm lý con người: Kẻ tấn công không cần tìm cách vượt qua các cơ chế bảo mật tự động, vì chính người dùng đang thực thi mã độc giúp chúng.
- Ngụy trang tinh vi: Các trang giả mạo thường sử dụng reCAPTCHA giả. Hoặc bắt chước giao diện của các thương hiệu lớn như Google, Cloudflare, mạng xã hội hay sàn giao dịch tiền điện tử.
- Dễ dàng triển khai: Chỉ cần một trang web độc hại hoặc quảng cáo lừa đảo, kẻ tấn công có thể nhắm mục tiêu đến hàng ngàn người dùng mỗi ngày.
4. Các phương pháp lừa đảo phổ biến
ClickFix được triển khai qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm:
- Email và tin nhắn lừa đảo (Spearphishing & Social Engineering): Kẻ tấn công gửi email hoặc tin nhắn giả mạo, dẫn người dùng đến trang ClickFix.
- Quảng cáo độc hại (Malvertising): Các quảng cáo trên trang web hợp pháp bị tấn công và chuyển hướng người dùng đến trang độc hại.
- Trang web SEO giả mạo: Các trang web lừa đảo được tối ưu hóa để xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, thu hút người dùng truy cập.
- Chiếm quyền trang web hợp pháp: Kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng bảo mật trên các trang web để nhúng mã độc vào.
- Spam trên mạng xã hội: Các bài đăng giả mạo trên Facebook, Twitter, YouTube hoặc diễn đàn nhằm thu hút người dùng vào trang ClickFix.
5. Các biến thể ClickFix phổ biến
ClickFix có nhiều biến thể khác nhau, với những chiêu thức tinh vi như:
- reCAPTCHA giả mạo: Trang web hiển thị yêu cầu xác minh “Tôi không phải là rô-bốt”, nhưng thực tế là một chiêu lừa đảo để dụ người dùng sao chép và chạy mã độc.
- Mạo danh Cloudflare: Hiển thị thông báo “Bảo vệ bot” giả mạo, yêu cầu người dùng thực hiện hành động “sửa lỗi” để tiếp tục truy cập.
- Cảnh báo lỗi trình duyệt: Xuất hiện thông báo giả về sự cố trình duyệt, yêu cầu người dùng chạy lệnh để khắc phục.
- Trang web giao dịch tiền điện tử giả: Các sàn giao dịch giả mạo lừa người dùng thực thi mã độc để “xác minh tài khoản”.

6. Cách bảo vệ bản thân trước ClickFix
Để tránh trở thành nạn nhân của ClickFix, bạn nên:
- Không nhấp vào các cửa sổ bật lên hoặc thông báo đáng ngờ.
- Không sao chép và dán lệnh từ các trang web không đáng tin cậy.
- Sử dụng trình chặn quảng cáo và các tiện ích bảo mật trình duyệt để tránh các quảng cáo độc hại.
- Cập nhật hệ điều hành và trình duyệt thường xuyên để giảm thiểu rủi ro bị tấn công.
- Sử dụng phần mềm bảo mật mạnh để phát hiện và ngăn chặn các mã độc tiềm ẩn.
>>> Xem thêm: N8n Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng N8n Automation
Hy vọng bài viết trên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Clickfix là gì. Nếu còn thắc mắc hay muốn đăng ký Cloud Server hay Cloud Hosting tại CloudFly, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao luôn sẵn sàng 24/7 để giải quyết mọi vấn đề của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Group săn sale: https://t.me/cloudflyvn